Đi ngược lời nguyền hà bá, cứu sống hàng trăm người trên sông Lam
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Đi ngược lời nguyền hà bá, cứu sống hàng trăm người trên sông Lam
Hơn 25 năm mưu sinh bằng nghề chài lưới, người đàn ông bé nhỏ ấy đã đi ngược lại với lời nguyền của Hà Bá khi cứu sống hàng trăm người bị đuối nước trên sông.
Về xóm 7 xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An), hỏi chuyện gia đình anh Nguyễn Văn Sáng (SN 1970), người dân từ trẻ nhỏ đến người già, ai cũng biết. Cha con anh Sáng đã quá “nổi tiếng” với những việc làm khác người trong nhiều năm trở lại đây. Ngôi nhà của người được chứng nhận là “Hiệp sỹ Giao thông” nhỏ bé nép mình bên dòng Lam giang. Trong một phần tư thế kỷ lặng lẽ làm việc thiện, anh Sáng đã phải từ chối rất nhiều sự trả ơn bởi theo tâm niệm của anh, làm phước không phải để mong nhận lại điều gì đó mà với cha con anh, cứu người là mệnh lệnh từ trái tim.
25 năm “tuyên chiến” với Hà Bá trên sông Lam
Anh Nguyễn Văn Sáng kể, bản thân anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình ba đời làm nghề chài lưới trên sông. Anh là con thứ 9 trong gia đình 10 anh chị em. Quê anh vốn ở miền đồng bằng, nhưng vì mưu sinh nên cứ bám dòng chảy của sông Lam ngược mãi thượng nguồn, đến lúc trưởng thành thì anh lập gia đình và quyết định chọn mảnh đất Anh Sơn làm nơi neo đậu bến quê.
Không cần suy nghĩ nhiều, cha con anh Sáng đã lao thuyền đến, lần lượt thay nhau xuống nước để cứu những người đang chới với giữa dòng. Anh Sáng vẫn còn nhớ, bận ấy cha con anh đã cứu sống được tới 44 người, còn hai người khác phần vì kiệt sức, phần vì do nước cuốn đi quá xa nên đã tử nạn. Đó là cơ duyên để anh Nguyễn Văn Sáng, suốt mấy chục năm nay không quản ngại hiểm nguy cứu người trong cơn hoạn nạn.
Cho đến nay, chính anh Sáng cũng không nhớ mình đã cứu sống bao nhiêu người nhưng có lẽ con số đó đã lên đến hàng trăm nhân mạng. Nếu chỉ tính riêng từ khi lập gia đình với chị Nguyễn Thị Hồng (SN 1974) đến nay và lập nghiệp ở Anh Sơn, anh nhớ láng máng là đã cứu sống được 16 người dân bị đuối nước, trong số đó có 10 người dân ở xã Thạch Sơn.
Năm 2006, bất ngờ một cơn lốc tố kéo đến xã Thạch Sơn, nhớ đến chiếc thuyền dưới bến sông, anh Sáng vội chạy xuống để neo lại. Trong lúc đang loay hoay trên bờ sông thì bất ngờ anh nghe tiếng kêu cứu văng vẳng từ giữa dòng, không kịp suy nghĩ, anh vội dùng thuyền ngược sóng, ngược gió nhằm hướng có tiếng kêu tiến tới. Nhờ kinh nghiệm sông nước nên chỉ một loáng sau, anh đã định vị được nơi người gặp nạn đang kêu cứu, anh vội lao đến, cứu được hai người.
Lúc đang định quay vào bờ thì nạn nhân vừa được cứu ra hiệu vẫn còn người dưới dòng nước, anh Sáng lại lao xuống mò tìm một lúc, tiếp tục cứu sống thêm hai người khác. Khi vào bờ, anh chẳng ngại ngần đưa cả 4 nạn nhân về nhà mình, vợ anh tất tả đi gọi y sỹ, 3 đứa con lo nhóm lửa để sưởi, bất chấp mưa gió bão bùng. Sau này, khi được cứu sống, 4 người này mới cho biết, họ cùng là các thành viên trong gia đình, làm nghề chài lưới ở thượng nguồn, đang trên đường về quê ở huyện Đô Lương thì gặp nạn.
“Truyền nghề” lại cho con trai
Năm 2011, cũng ở đoạn sông này, anh Sáng đã phát hiện và kịp thời cứu sống 5 người khi họ chẳng may bị chìm thuyền giữa dòng sông. 3 trong số đó là những người trong gia đình ông Thái Bá Thục, hàng xóm của vợ chồng anh Sáng.
Nhắc lại chuyện này, ông Thục cho biết: Đó là một chiều mùa đông giá buốt, vợ ông là bà Hồ Thị Lý cùng 3 người con bơi thuyền sang bên kia sông để lấy mía về làm thức ăn cho trâu bò. Trên đường về, có thêm một cháu bé xin đi nhờ qua sông, khi đến giữa dòng thì thuyền bị lật, cả 5 người níu nhau chìm nghỉm giữa dòng nước hung dữ.
“Lúc ấy, tôi đang đánh cá mạn bên này, từ đằng xa tôi đã thấy chiếc thuyền này có biểu hiện lạ, một lúc sau thì chòng chành phía mũi rồi chìm nghỉm trên sông một cách nhanh chóng. Chẳng suy nghĩ nhiều, tôi liền lao đến để thực hiện nhiệm vụ cứu người”, anh Sáng kể lại.
Trước đó, anh Nguyễn Văn Sáng cũng đã nhiều lần cứu người và được bà con ghi nhận, đáng kể như vào tháng 8/2006, lũ lớn tại đây đã gây ra một vụ chìm đò đưa khách qua sông, mặc dù nước sông dữ dội nhưng anh vẫn bất chấp hiểm nguy lao ra cứu sống 3 người ở xã Hùng Sơn đang trên đường đi ăn giỗ về.
Cũng trong năm 2006, anh Sáng đã cứu sống 2 em học sinh ở xã Lạng Sơn ngồi ở bờ sông bị trượt chân chìm xuống sông. Năm 2009, thêm một lần nữa anh Sáng cứu sống 3 người, đều ở xã Thạch Sơn, khi đi làm về qua đò, do sơ sẩy làm đò bị chênh chao khiến 3 người rơi xuống sông, đúng lúc ấy, anh Sáng đang đánh cá trên sông cạnh chiếc đò và đã đến ứng cứu kịp thời.
Còn nhiều nạn nhân khác đã từ cõi chết được hồi sinh nhờ anh Sáng, như bà Phạm Thị Mai (50 tuổi), cháu Thái Văn Bình (20 tuổi), em Thái Thị Hương (18 tuổi), anh Trần Cao Thế (20 tuổi - lái thuyền) và chị Nguyễn Thị Thành (55 tuổi) đều trú ở xã Thạch Sơn (Anh Sơn)…
Không chỉ một mình mình âm thầm cứu người bị nạn trên sông, gần đây anh Nguyễn Văn Sáng còn “truyền nghề” lại cho con trai đầu là Nguyễn Văn Khánh (SN 1996). Cách đây khoảng 2 tuần, một cô bé hàng xóm mải chơi dưới bến sông không may sảy chân, rồi chìm nghỉm. Nghe tiếng kêu cứu, Khánh vội chạy từ nhà xuống và lao ra sông để tìm. Một lúc sau, cô bé hàng xóm được Khánh đưa lên bờ trong tình trạng ngất xỉu. Nhưng rất may, nhờ cấp cứu kịp thời nên em đã được cứu sống.
Những việc làm âm thầm nhưng cao quý của gia đình anh Nguyễn Văn Sáng trong suốt một phần tư thế kỷ qua không chỉ được người dân quanh vùng ghi nhận, suy tôn và biết ơn, mà còn được các ban ngành chức năng công nhận, trao tặng nhiều danh hiệu cao quý. Trong căn nhà cấp 4 đơn sơ của gia đình, vật dụng trang trọng nhất chính là Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, những tấm Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, của Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải... Ngoài ra, bản thân anh Sáng còn được chương trình Total trao tặng Giấy chứng nhận “Hiệp sỹ Giao thông”.
Anh Nguyễn Văn Sáng chia sẻ thêm, cũng có nhiều người sau khi được cứu sống đã quay lại cảm tạ anh bằng hiện vật, tiền bạc, nhưng anh nhất quyết không nhận, bởi với anh, cứu người là trách nhiệm, là tình người và cho rằng, ai ở trong hoàn cảnh của mình cũng đều làm như vậy nên anh đã từ chối mọi sự hàm ơn. Nhiều học sinh sau khi được cứu sống, gia đình đã đến xin anh được nhận chúng làm con nuôi, anh vui vẻ nhận lời vì quan niệm đông con nhà càng thêm vui. Đến nay, anh cũng đã nhận gần chục em làm con nuôi trong những hoàn cảnh đặc biệt như vậy.
Về xóm 7 xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An), hỏi chuyện gia đình anh Nguyễn Văn Sáng (SN 1970), người dân từ trẻ nhỏ đến người già, ai cũng biết. Cha con anh Sáng đã quá “nổi tiếng” với những việc làm khác người trong nhiều năm trở lại đây. Ngôi nhà của người được chứng nhận là “Hiệp sỹ Giao thông” nhỏ bé nép mình bên dòng Lam giang. Trong một phần tư thế kỷ lặng lẽ làm việc thiện, anh Sáng đã phải từ chối rất nhiều sự trả ơn bởi theo tâm niệm của anh, làm phước không phải để mong nhận lại điều gì đó mà với cha con anh, cứu người là mệnh lệnh từ trái tim.
25 năm “tuyên chiến” với Hà Bá trên sông Lam
Anh Nguyễn Văn Sáng kể, bản thân anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình ba đời làm nghề chài lưới trên sông. Anh là con thứ 9 trong gia đình 10 anh chị em. Quê anh vốn ở miền đồng bằng, nhưng vì mưu sinh nên cứ bám dòng chảy của sông Lam ngược mãi thượng nguồn, đến lúc trưởng thành thì anh lập gia đình và quyết định chọn mảnh đất Anh Sơn làm nơi neo đậu bến quê.
Tin Tuc 24h hôm nay
Với bất cứ người dân vạn chài nào, đã chọn nghiệp lênh đênh trên sóng nước để mưu sinh đều biết đến “lời nguyền” là không được cứu người chết đuối, vì làm như vậy sẽ “cướp nhân khẩu” của Hà Bá và phải thế chỗ. Nhưng gia đình anh Sáng đã không làm vậy. Anh Sáng kể lại, năm anh khoảng 16 hay 17 tuổi, trong một lần đang cùng cha đánh cá giữa vùng giáp ranh hai huyện Nam Đàn và Hưng Nguyên, bất ngờ gặp cảnh hai thuyền khách va vào nhau rồi chìm nghỉm giữa dòng nước xiết.Không cần suy nghĩ nhiều, cha con anh Sáng đã lao thuyền đến, lần lượt thay nhau xuống nước để cứu những người đang chới với giữa dòng. Anh Sáng vẫn còn nhớ, bận ấy cha con anh đã cứu sống được tới 44 người, còn hai người khác phần vì kiệt sức, phần vì do nước cuốn đi quá xa nên đã tử nạn. Đó là cơ duyên để anh Nguyễn Văn Sáng, suốt mấy chục năm nay không quản ngại hiểm nguy cứu người trong cơn hoạn nạn.
Cho đến nay, chính anh Sáng cũng không nhớ mình đã cứu sống bao nhiêu người nhưng có lẽ con số đó đã lên đến hàng trăm nhân mạng. Nếu chỉ tính riêng từ khi lập gia đình với chị Nguyễn Thị Hồng (SN 1974) đến nay và lập nghiệp ở Anh Sơn, anh nhớ láng máng là đã cứu sống được 16 người dân bị đuối nước, trong số đó có 10 người dân ở xã Thạch Sơn.
Năm 2006, bất ngờ một cơn lốc tố kéo đến xã Thạch Sơn, nhớ đến chiếc thuyền dưới bến sông, anh Sáng vội chạy xuống để neo lại. Trong lúc đang loay hoay trên bờ sông thì bất ngờ anh nghe tiếng kêu cứu văng vẳng từ giữa dòng, không kịp suy nghĩ, anh vội dùng thuyền ngược sóng, ngược gió nhằm hướng có tiếng kêu tiến tới. Nhờ kinh nghiệm sông nước nên chỉ một loáng sau, anh đã định vị được nơi người gặp nạn đang kêu cứu, anh vội lao đến, cứu được hai người.
Lúc đang định quay vào bờ thì nạn nhân vừa được cứu ra hiệu vẫn còn người dưới dòng nước, anh Sáng lại lao xuống mò tìm một lúc, tiếp tục cứu sống thêm hai người khác. Khi vào bờ, anh chẳng ngại ngần đưa cả 4 nạn nhân về nhà mình, vợ anh tất tả đi gọi y sỹ, 3 đứa con lo nhóm lửa để sưởi, bất chấp mưa gió bão bùng. Sau này, khi được cứu sống, 4 người này mới cho biết, họ cùng là các thành viên trong gia đình, làm nghề chài lưới ở thượng nguồn, đang trên đường về quê ở huyện Đô Lương thì gặp nạn.
“Truyền nghề” lại cho con trai
Năm 2011, cũng ở đoạn sông này, anh Sáng đã phát hiện và kịp thời cứu sống 5 người khi họ chẳng may bị chìm thuyền giữa dòng sông. 3 trong số đó là những người trong gia đình ông Thái Bá Thục, hàng xóm của vợ chồng anh Sáng.
Nhắc lại chuyện này, ông Thục cho biết: Đó là một chiều mùa đông giá buốt, vợ ông là bà Hồ Thị Lý cùng 3 người con bơi thuyền sang bên kia sông để lấy mía về làm thức ăn cho trâu bò. Trên đường về, có thêm một cháu bé xin đi nhờ qua sông, khi đến giữa dòng thì thuyền bị lật, cả 5 người níu nhau chìm nghỉm giữa dòng nước hung dữ.
“Lúc ấy, tôi đang đánh cá mạn bên này, từ đằng xa tôi đã thấy chiếc thuyền này có biểu hiện lạ, một lúc sau thì chòng chành phía mũi rồi chìm nghỉm trên sông một cách nhanh chóng. Chẳng suy nghĩ nhiều, tôi liền lao đến để thực hiện nhiệm vụ cứu người”, anh Sáng kể lại.
Trước đó, anh Nguyễn Văn Sáng cũng đã nhiều lần cứu người và được bà con ghi nhận, đáng kể như vào tháng 8/2006, lũ lớn tại đây đã gây ra một vụ chìm đò đưa khách qua sông, mặc dù nước sông dữ dội nhưng anh vẫn bất chấp hiểm nguy lao ra cứu sống 3 người ở xã Hùng Sơn đang trên đường đi ăn giỗ về.
Cũng trong năm 2006, anh Sáng đã cứu sống 2 em học sinh ở xã Lạng Sơn ngồi ở bờ sông bị trượt chân chìm xuống sông. Năm 2009, thêm một lần nữa anh Sáng cứu sống 3 người, đều ở xã Thạch Sơn, khi đi làm về qua đò, do sơ sẩy làm đò bị chênh chao khiến 3 người rơi xuống sông, đúng lúc ấy, anh Sáng đang đánh cá trên sông cạnh chiếc đò và đã đến ứng cứu kịp thời.
Còn nhiều nạn nhân khác đã từ cõi chết được hồi sinh nhờ anh Sáng, như bà Phạm Thị Mai (50 tuổi), cháu Thái Văn Bình (20 tuổi), em Thái Thị Hương (18 tuổi), anh Trần Cao Thế (20 tuổi - lái thuyền) và chị Nguyễn Thị Thành (55 tuổi) đều trú ở xã Thạch Sơn (Anh Sơn)…
Không chỉ một mình mình âm thầm cứu người bị nạn trên sông, gần đây anh Nguyễn Văn Sáng còn “truyền nghề” lại cho con trai đầu là Nguyễn Văn Khánh (SN 1996). Cách đây khoảng 2 tuần, một cô bé hàng xóm mải chơi dưới bến sông không may sảy chân, rồi chìm nghỉm. Nghe tiếng kêu cứu, Khánh vội chạy từ nhà xuống và lao ra sông để tìm. Một lúc sau, cô bé hàng xóm được Khánh đưa lên bờ trong tình trạng ngất xỉu. Nhưng rất may, nhờ cấp cứu kịp thời nên em đã được cứu sống.
Những việc làm âm thầm nhưng cao quý của gia đình anh Nguyễn Văn Sáng trong suốt một phần tư thế kỷ qua không chỉ được người dân quanh vùng ghi nhận, suy tôn và biết ơn, mà còn được các ban ngành chức năng công nhận, trao tặng nhiều danh hiệu cao quý. Trong căn nhà cấp 4 đơn sơ của gia đình, vật dụng trang trọng nhất chính là Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, những tấm Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, của Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải... Ngoài ra, bản thân anh Sáng còn được chương trình Total trao tặng Giấy chứng nhận “Hiệp sỹ Giao thông”.
Anh Nguyễn Văn Sáng chia sẻ thêm, cũng có nhiều người sau khi được cứu sống đã quay lại cảm tạ anh bằng hiện vật, tiền bạc, nhưng anh nhất quyết không nhận, bởi với anh, cứu người là trách nhiệm, là tình người và cho rằng, ai ở trong hoàn cảnh của mình cũng đều làm như vậy nên anh đã từ chối mọi sự hàm ơn. Nhiều học sinh sau khi được cứu sống, gia đình đã đến xin anh được nhận chúng làm con nuôi, anh vui vẻ nhận lời vì quan niệm đông con nhà càng thêm vui. Đến nay, anh cũng đã nhận gần chục em làm con nuôi trong những hoàn cảnh đặc biệt như vậy.
Nguồn: Xa hoi và Phap luat 24h tintuc.vn
dovantu- Cấp 1
- Bài gửi : 43
Điểm : 3599
Like : 0
Tham gia : 17/05/2015
Similar topics
» Mua bán thủy hải sản tươi sống rẻ nhất thị trường giành cho mọi người.Giao hàng tận nơi miễn phí ship trên 10kg
» Hàng trăm chiếc két sắt nằm la liệt ở bãi biển sau sóng thần tại Nhật Bản
» Cho thuê hàng trăm căn hộ cao cấp tại khu Mỹ Đình - Sông Đà, The Manor, Kaengnam
» Sang quán gần nhà hàng Sông Tràm - Tam Hiệp Biên Hòa - 280tr
» Văn phòng cho thuê Hà Nội đón làn sóng ngược
» Hàng trăm chiếc két sắt nằm la liệt ở bãi biển sau sóng thần tại Nhật Bản
» Cho thuê hàng trăm căn hộ cao cấp tại khu Mỹ Đình - Sông Đà, The Manor, Kaengnam
» Sang quán gần nhà hàng Sông Tràm - Tam Hiệp Biên Hòa - 280tr
» Văn phòng cho thuê Hà Nội đón làn sóng ngược
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết