Kinh nghiệm học phát âm tiếng trung
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Kinh nghiệm học phát âm tiếng trung
Kinh nghiệm học phát âm tiếng trung quốc
Thứ năm - 20/11/2014 10:09
Share on Facebook
Hồi mình mới đi ở trung tâm tiếng trung, cái món đầu tiên mình phải học là phát âm – học nói tiếng trung. 3 buổi liên tiếp như thế, mình đọc được phiên âm kha khá. Kinh nghiệm học nói tiếng trung của mình cũng không có gì, cơ mà hôm nay vẫn cứ mạo muội chia sẻ cho các bạn học hỏi.
Theo mình thấy mà chắc ai cũng biết, Học viết tiếng trung có vẻ loằng ngoằng hơn học nói, chả thế mà nhiều người có biết viết đâu nhưng tán gẫu, chém gió cứ vù vù ý, ví dụ không đâu xa xôi, cứ lên Sapa thôi, dân tộc xịn nhé, lưng vẫn địu con nhé, tay vẫn mân mê se sợi nhé, nhưng sẵn sàng làm hướng dẫn viên cho mấy chú từ Tây ba-lô cho đến Tây xịn luôn nhé. Với tiếng Trung, chả cần nói ra chắc sẽ 100% dân số thế giới thừa nhận mức độ phức tạp của chữ Hán, nhưng với học nói thì lại khác. Người Việt chúng ta có cái lợi so với người nước khác là học nói tiếng Trung dễ hơn, bởi vì
- Thứ nhất, tiếng Việt và tiếng Trung cùng nằm trong hệ ngôn ngữ đơn âm tiết, chỉ cần ghé qua mấy nước anh em Lào, Thái Cam thôi, một câu nói đã nhiều âm tiết lắm rồi
- Thứ hai, tiếng Việt có nhiều từ Hán-Việt, chỉ nói bằng tiếng Việt nghe đã na ná như tiếng Trung rồi.
Phát âm tiếng Trung thật ra không khó. Nguyên âm thì dễ rồi, chỉ còn phần phụ âm thôi.
Khi mới học tiếng trung, thầy cô nào cũng sẽ rèn rũa các bạn phần phát âm rất kỹ, vì đây là nền tảng của cả một ngôn ngữ.
Phụ âm tiếng Trung cần chú ý nhất là vị trí đặt lưỡi trong khoang miệng, khi tập, hãy hình dung vị trí đặt lưỡi, phát âm thử và so sánh sự khác nhau của các vị trí lưỡi.
Mới học thì cũng khô họng và mỏi lưỡi đấy, nhưng cũng chỉ một vài ngày thôi, bạn đã nhớ rõ cách phát âm của phụ âm nào rồi thì sẽ tập được phản xạ, cứ nhìn thấy phụ âm đó thì lưỡi đã đặt đúng vị trí rồi.
Sau phần phát âm nguyên, phụ âm, đến phần ghép vần thì cũng tương tự, rèn luyện tiết mục này có phần mỏi miệng hơn, vì sẽ có thêm dấu. Phần này cũng mệt đấy, vì có từ thì đọc đủ cả 4 thanh, có từ lại chỉ có 3 thanh. Nhưng không sao, từ từ rồi khoai sẽ nhừ!
Một chú ý cho các bạn mới học nói tiếng trung là Đừng bao giờ cố gắng uốn éo giọng nói cho nó giống người Tàu! Nghe buồn cười lắm!
Bạn cứ phát âm chuẩn, đọc cả câu lên, cuối câu hỏi thì hơi lên giọng – thế là xong!
Ban đầu, khi nói tiếng trung ngữ điệu nghe có vẻ vẫn còn hơi cứng, nhưng mình mới học, có nói cứng một chút cũng không ai cười, (Ai cười hở mười cái răng!), miễn là bạn đọc đúng thanh và phát âm đúng. Sau một thời gian, kết hợp với nghe băng đĩa của chương trình học tiếng trung, nghe đài, TV, xem phim trung quốc, bạn sẽ thay đổi được ngữ điệu một cách tự nhiên.
Với điều kiện phương tiện học tập đa dạng như bây giờ, việc luyện nghe tiếng trung hay luyện nói tiếng trung vô cùng thuận lợi. Có thể bạn chưa hiểu người ta nói về nội dung gì, nhưng cứ nghe đi, nghe được một vài từ cũng phải nghe, nghe cho nó ngấm cái ngữ điệu vào trong đầu, rồi cách phát âm của bạn tự nhiên sẽ mềm mại hơn, sẽ uyển chuyển hơn, sẽ hấp dẫn hơn.
Khi bạn nói-người ta hiểu, khi người ta nói-bạn hiểu, cái mỏi miệng, ù tai lúc ban đầu sẽ tan biến và thay vào đó là sự thú vị khi mình là người biết tiếng trung quốc. Vui lắm ý!
Thứ năm - 20/11/2014 10:09
Share on Facebook
Hồi mình mới đi ở trung tâm tiếng trung, cái món đầu tiên mình phải học là phát âm – học nói tiếng trung. 3 buổi liên tiếp như thế, mình đọc được phiên âm kha khá. Kinh nghiệm học nói tiếng trung của mình cũng không có gì, cơ mà hôm nay vẫn cứ mạo muội chia sẻ cho các bạn học hỏi.
Theo mình thấy mà chắc ai cũng biết, Học viết tiếng trung có vẻ loằng ngoằng hơn học nói, chả thế mà nhiều người có biết viết đâu nhưng tán gẫu, chém gió cứ vù vù ý, ví dụ không đâu xa xôi, cứ lên Sapa thôi, dân tộc xịn nhé, lưng vẫn địu con nhé, tay vẫn mân mê se sợi nhé, nhưng sẵn sàng làm hướng dẫn viên cho mấy chú từ Tây ba-lô cho đến Tây xịn luôn nhé. Với tiếng Trung, chả cần nói ra chắc sẽ 100% dân số thế giới thừa nhận mức độ phức tạp của chữ Hán, nhưng với học nói thì lại khác. Người Việt chúng ta có cái lợi so với người nước khác là học nói tiếng Trung dễ hơn, bởi vì
- Thứ nhất, tiếng Việt và tiếng Trung cùng nằm trong hệ ngôn ngữ đơn âm tiết, chỉ cần ghé qua mấy nước anh em Lào, Thái Cam thôi, một câu nói đã nhiều âm tiết lắm rồi
- Thứ hai, tiếng Việt có nhiều từ Hán-Việt, chỉ nói bằng tiếng Việt nghe đã na ná như tiếng Trung rồi.
Phát âm tiếng Trung thật ra không khó. Nguyên âm thì dễ rồi, chỉ còn phần phụ âm thôi.
Khi mới học tiếng trung, thầy cô nào cũng sẽ rèn rũa các bạn phần phát âm rất kỹ, vì đây là nền tảng của cả một ngôn ngữ.
Phụ âm tiếng Trung cần chú ý nhất là vị trí đặt lưỡi trong khoang miệng, khi tập, hãy hình dung vị trí đặt lưỡi, phát âm thử và so sánh sự khác nhau của các vị trí lưỡi.
Mới học thì cũng khô họng và mỏi lưỡi đấy, nhưng cũng chỉ một vài ngày thôi, bạn đã nhớ rõ cách phát âm của phụ âm nào rồi thì sẽ tập được phản xạ, cứ nhìn thấy phụ âm đó thì lưỡi đã đặt đúng vị trí rồi.
Sau phần phát âm nguyên, phụ âm, đến phần ghép vần thì cũng tương tự, rèn luyện tiết mục này có phần mỏi miệng hơn, vì sẽ có thêm dấu. Phần này cũng mệt đấy, vì có từ thì đọc đủ cả 4 thanh, có từ lại chỉ có 3 thanh. Nhưng không sao, từ từ rồi khoai sẽ nhừ!
Một chú ý cho các bạn mới học nói tiếng trung là Đừng bao giờ cố gắng uốn éo giọng nói cho nó giống người Tàu! Nghe buồn cười lắm!
Bạn cứ phát âm chuẩn, đọc cả câu lên, cuối câu hỏi thì hơi lên giọng – thế là xong!
Ban đầu, khi nói tiếng trung ngữ điệu nghe có vẻ vẫn còn hơi cứng, nhưng mình mới học, có nói cứng một chút cũng không ai cười, (Ai cười hở mười cái răng!), miễn là bạn đọc đúng thanh và phát âm đúng. Sau một thời gian, kết hợp với nghe băng đĩa của chương trình học tiếng trung, nghe đài, TV, xem phim trung quốc, bạn sẽ thay đổi được ngữ điệu một cách tự nhiên.
Với điều kiện phương tiện học tập đa dạng như bây giờ, việc luyện nghe tiếng trung hay luyện nói tiếng trung vô cùng thuận lợi. Có thể bạn chưa hiểu người ta nói về nội dung gì, nhưng cứ nghe đi, nghe được một vài từ cũng phải nghe, nghe cho nó ngấm cái ngữ điệu vào trong đầu, rồi cách phát âm của bạn tự nhiên sẽ mềm mại hơn, sẽ uyển chuyển hơn, sẽ hấp dẫn hơn.
Khi bạn nói-người ta hiểu, khi người ta nói-bạn hiểu, cái mỏi miệng, ù tai lúc ban đầu sẽ tan biến và thay vào đó là sự thú vị khi mình là người biết tiếng trung quốc. Vui lắm ý!
nhocbibatcoc1411- Cấp 1
- Bài gửi : 25
Điểm : 3533
Like : 0
Tham gia : 10/06/2015
Similar topics
» Kinh nghiệm học phát âm tiếng Hàn
» kinh nghiệm học tiếng trung
» kinh nghiệm học tiếng trung cho người mới bắt đầu
» Kinh nghiệm làm bài trắc nghiệm tiếng Anh
» Kinh nghiệm cách dịch tên từ tiếng Việt sang tiếng nhật
» kinh nghiệm học tiếng trung
» kinh nghiệm học tiếng trung cho người mới bắt đầu
» Kinh nghiệm làm bài trắc nghiệm tiếng Anh
» Kinh nghiệm cách dịch tên từ tiếng Việt sang tiếng nhật
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết