Người dân nhắn tin hỏi Bộ trưởng Thăng việc mua tàu điện TQ
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Người dân nhắn tin hỏi Bộ trưởng Thăng việc mua tàu điện TQ
Tin moi hôm nay:
Trao đổi với báo giới sáng 9/6, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng chia sẻ, nhiều người dân đã nhắn tin, gọi điện hỏi tại sao phải mua tàu điện Trung Quốc.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói rõ, dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông được thực hiện bằng nguồn vốn tín dụng của Trung Quốc, theo hiệp định ký giữa Chính phủ hai nước từ năm 2008.
Và vì với phương thức tổng thầu EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) nên Việt Nam phải sử dụng nhà thầu Trung Quốc và các gói thầu cung cấp trang thiết bị từ nước này.
"Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông cũng như các dự án sử dụng vốn vay ODA của Hàn Quốc và Nhật Bản đều sử dụng nhà thầu, tư vấn thiết kế, giám sát thi công cũng như trang thiết bị từ nước cho vay vốn", Bộ trưởng Thăng nói.
Mô hình tàu TQ dự kiến chạy tại tuyến Cát Linh - Hà ĐôngBộ trưởng Thăng cũng cho biết, nhiều lần ông muốn thay thế nhà thầu Trung Quốc do thi công yếu kém, nhưng do ràng buộc các điều kiện hiệp định vay vốn nên rất mong mọi người chia sẻ.
Về mẫu đoàn tàu được báo chí thông tin thời gian vừa qua, Bộ trưởng GTVT cho biết đó chỉ là mẫu đoàn tàu vừa được Ban QLDA đường sắt trình Bộ GTVT và hiện lãnh đạo Bộ chưa xem xét mẫu thiết kế này.
Trước đó, vào đầu tháng 6, Ban QLDA đường sắt có tờ trình gửi Bộ GTVT lựa chọn phương án thiết kế ngoại thất, nội thất của đoàn tàu thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Theo BQL, tổng thầu Trung Quốc đã trình nộp 6 phương án thiết kế ngoại thất gồm: phương án 1, 2 và 3 đều có hình dáng đầu tàu hình tròn tù, gần với hình dạng đầu tàu cổ điển, tuy có trang trí hiện đại hơn ở kính, đèn pha, gạt nước, cản trước... chỉ khác nhau ở phần trang trí đường nét màu sắc bên ngoài đoàn tàu.
Phương án 4 và 5 chỉ khác 3 phương án trên ở phần cản trước chống xô dưới đầu tàu có bo tròn về phía sau.
Phương án 6 đầu tàu có hình vát nhọn, gần với hình dạng khí động học, hiện đại, năng động thường thấy ở các đoàn tàu tốc độ cao, kính chắn gió, kính cửa sổ có màu sẫm, cửa sổ ẩn, tạo dáng vẻ hiện đại, nhanh nhẹn nhưng vẫn sang trọng, thích hợp với phong cách, bản sắc văn hóa của thủ đô văn hiến.
Ngoài ra, tổng thầu cũng đưa ra 4 phương án thiết kế nội thất cho đoàn tàu.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, được khởi công tháng 10/2011, có tổng mức đầu tư ban đầu hơn 550 triệu USD, trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 169 triệu USD; Vốn vay ưu đãi là 250 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 2.123 tỷ đồng. Năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải đã điều chỉnh tổng mức đầu tư của tuyến đường tăng thêm 315 triệu USD so với phê duyệt ban đầu.
Trao đổi với báo giới sáng 9/6, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng chia sẻ, nhiều người dân đã nhắn tin, gọi điện hỏi tại sao phải mua tàu điện Trung Quốc.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói rõ, dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông được thực hiện bằng nguồn vốn tín dụng của Trung Quốc, theo hiệp định ký giữa Chính phủ hai nước từ năm 2008.
Và vì với phương thức tổng thầu EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) nên Việt Nam phải sử dụng nhà thầu Trung Quốc và các gói thầu cung cấp trang thiết bị từ nước này.
"Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông cũng như các dự án sử dụng vốn vay ODA của Hàn Quốc và Nhật Bản đều sử dụng nhà thầu, tư vấn thiết kế, giám sát thi công cũng như trang thiết bị từ nước cho vay vốn", Bộ trưởng Thăng nói.
Mô hình tàu TQ dự kiến chạy tại tuyến Cát Linh - Hà Đông
Về mẫu đoàn tàu được báo chí thông tin thời gian vừa qua, Bộ trưởng GTVT cho biết đó chỉ là mẫu đoàn tàu vừa được Ban QLDA đường sắt trình Bộ GTVT và hiện lãnh đạo Bộ chưa xem xét mẫu thiết kế này.
Trước đó, vào đầu tháng 6, Ban QLDA đường sắt có tờ trình gửi Bộ GTVT lựa chọn phương án thiết kế ngoại thất, nội thất của đoàn tàu thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Theo BQL, tổng thầu Trung Quốc đã trình nộp 6 phương án thiết kế ngoại thất gồm: phương án 1, 2 và 3 đều có hình dáng đầu tàu hình tròn tù, gần với hình dạng đầu tàu cổ điển, tuy có trang trí hiện đại hơn ở kính, đèn pha, gạt nước, cản trước... chỉ khác nhau ở phần trang trí đường nét màu sắc bên ngoài đoàn tàu.
Phương án 4 và 5 chỉ khác 3 phương án trên ở phần cản trước chống xô dưới đầu tàu có bo tròn về phía sau.
Phương án 6 đầu tàu có hình vát nhọn, gần với hình dạng khí động học, hiện đại, năng động thường thấy ở các đoàn tàu tốc độ cao, kính chắn gió, kính cửa sổ có màu sẫm, cửa sổ ẩn, tạo dáng vẻ hiện đại, nhanh nhẹn nhưng vẫn sang trọng, thích hợp với phong cách, bản sắc văn hóa của thủ đô văn hiến.
Ngoài ra, tổng thầu cũng đưa ra 4 phương án thiết kế nội thất cho đoàn tàu.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, được khởi công tháng 10/2011, có tổng mức đầu tư ban đầu hơn 550 triệu USD, trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 169 triệu USD; Vốn vay ưu đãi là 250 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 2.123 tỷ đồng. Năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải đã điều chỉnh tổng mức đầu tư của tuyến đường tăng thêm 315 triệu USD so với phê duyệt ban đầu.
Nguồn: Tin phap luat hôm nay tintuc.vn
dovantu- Cấp 1
- Bài gửi : 43
Điểm : 3612
Like : 0
Tham gia : 17/05/2015
Similar topics
» Kinh nghiệm xin việc kế toán cho người mới ra trường
» LAPTOP ONE - môi trường làm việc lý tưởng - cơ hội thăng tiến
» Bộ giao thông vận tải Đinh La Thăng thăm và làm việc tại trường đại học Nông Lâm
» Những người nhấn nút “pause” cho việc thi Đại học: Họ nghĩ gì?
» THỰC HƯ VIỆC BẾP ĐIỆN TỪ GÂY HẠI CHO SỨC KHỎE NGƯỜI SỬ DỤNG
» LAPTOP ONE - môi trường làm việc lý tưởng - cơ hội thăng tiến
» Bộ giao thông vận tải Đinh La Thăng thăm và làm việc tại trường đại học Nông Lâm
» Những người nhấn nút “pause” cho việc thi Đại học: Họ nghĩ gì?
» THỰC HƯ VIỆC BẾP ĐIỆN TỪ GÂY HẠI CHO SỨC KHỎE NGƯỜI SỬ DỤNG
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết