CẤU TẠO CƠ BẢN CỦA ĐỒNG HỒ SEIKO AUTOMATIC
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
CẤU TẠO CƠ BẢN CỦA ĐỒNG HỒ SEIKO AUTOMATIC
Đồng hồ Seiko Automatic hay đồng hồ cơ Seiko đều chỉ chung một khái niệm về cỗ máy tự động đến từ thương hiệu hàng đầu Nhật Bản: Seiko. Một chiếc đồng hồ cơ khí là một chiếc đồng hồ sử dụng các thiết bị cơ khí trong (không dùng điện, từ…) thay vì pin như đồng hồ Quartz.
Đồng hồ Seiko hay các đồng hồ cơ khác có cấu tạo chung như sau:
- Mặt số (Dial): Mặt số thường được làm từ 1 tấm kim loại hoặc vật liệu khác nhau như chất dẻo, cardon, thủy tinh, nhựa …với các vạch số chỉ giờ, phút, giây. Hình dạng của mặt số rất đa dạng, kể cả hình thức trang trí và cách thể hiện thời gian khác nhau, có thể hiện bằng con số, bằng các dấu hoặc vạch … Bên cạnh giờ, phút và giây, mặt số cũng thể hiện có lịch ngày, thứ, năm, lịch trăng moonphase, mức dự trữ năng lượng, thang 24 giờ …
- Bộ máy (Movement): Là một hệ thống và cơ cấu được lắp ráp theo một trật tự nhất định của một chiếc đồng hồ với các cơ cấu điều chỉnh kim và lên giây (winding), dây cót tích trữ năng lượng (mainspring), hệ bánh răng (gear), bánh lắc lò xo (spring balance) và cơ cấu hồi (escapement).
- Kim (Hand): Kim đồng hồ phần lớn quan trên kim đồng hồ (vẫn có loại thang đo quay và kim đứng yên). Kim đồng hồ có nhiều hình dạng nhưng đều có chung chất liệu là thép mỏng và rất nhẹ. Đồng hồ cơ bản chủ yếu có 3 kim – giờ, phút và giây. Những chiếc đồng hồ đầu tiên trên thế giới chỉ có 1 kim chỉ giờ. Chiếc đồng hồ có kim phút đầu tiên được giới thiệu đầu tiên năm 1691 do nghệ nhân người Anh Daniel Quare sáng tạo và phổ biến vào thế kỉ 18. Tuy nhiên những chiếc kim đầu tiên rất thô, nặng nề và mặt số chưa được bảo vệ bằng kính; người đeo phải dùng tay để quay kim. Giữa thế kỉ 18, kim trở nên mỏng và thanh lịch hơn. Chúng được làm bằng tay và hoàn thiện với nhiều kiểu trang trí khá ấn tượng. Hình dạng chủ yếu của kim: hình gậy, lá lúa, lưỡi kiếm, kiểu cogn như Breguet hoặc kim rập thủng kiểu Skeleton.
- Thân (Case): Bảo vệ máy đồng hồ, gồm thân chính (middle), bánh răng (bezel), mặt kính (glass) và đáy, nắp phía sau (back). Đây là điều tạo nên phong cách và giá trị cho 1 cỗ máy đồng hơ cơ nói chung và đồng hồ Seiko Automatic nói riêng.
Khám phá bộ máy của chiếc đồng hồ cơ
1. Tích lũy năng lượng cơ khí: Dây cót (mainspring)
2. Phân chia và truyền động: Hệ thống bánh răng (gearchain)
3. Chỉ thời gian và phân bố: Cơ cấu hồi (escapement)
4. Điều chỉnh: Bánh lắc (balance wheel) và dây tóc (spring)
Đồng hồ cơ cần năng lượng để hoạt động. Năng lượng này được cung cấp từ dây cót, nó xoắn lại khi chiếc đồng hồ được lên dây. Dây cót chính được đặt trong một hộp tang hình trụ nhỏ (barrel).
Dây cót (1) là một lá thép rất mềm và dài, được lên dây bằng khóa vặn, cuốn lại xung quanh trục (2) của hộp tang trống và chứa năng lượng để chạy đồng hồ. Khi được lên dây, dây tóc đồng hồ có xu hướng trở lại hình dạng ban đầu bằng cách nhả và do đó tạo năng lượng đưa đến các bộ phận còn lại. Chiếc hộp tang trống có các bánh răng (3) và qua đó nó truyền năng lượng đến hệ thống bánh răng đồng hồ!
Hệ thống bánh răng – Phân chia và truyền động
Hệ thống truyền động (bánh răng truyền năng lượng) được dự trữ trong hộp tang trống đến bánh răng hồi (escape-wheel). Khi nhả cót, hộp tang trống quay và vận hành các bánh răng.
1. Bánh răng đầu tiên ngay sau hộp tang trống là bánh răng trung tâm. Nó nằm ở trung tâm của bộ máy. Bánh răng này quay hết một vòng trong 12h và nó gắn chiếc kim giờ.
2. Bánh răng tiếp theo là bánh răng trung gian (gọi là bánh răng thứ ba).
3. Bánh tiếp theo là bánh răng thứ tư. Bánh răng này có thể đặt ở chính giữa hoặc vị trí 6h. Nó thường gắn với kim giây vì hoàn thành vòng quay của mình trong 1 phút. Ba bánh răng trên thường làm bằng đồng thau.
4. Chiếc bánh răng cuối cùng là bánh răng hồi (pallet-wheel hoặc escape-wheel). Nó giải phóng năng lượng được truyền đến thông qua các bánh răng tới cần gạt mức (pallet-lever) theo từng khoảng liên tiếp nhau. Chiếc bánh răng được làm từ thép tốt có độ cứng cao và chịu đựng rung chấn khi chạm vào cần gạt (trung bình 21.600 lần/giờ tương đương 518.000 lần/ngày đêm). Hình dạng của nó rất đặc biệt và là chi tiết rất phức tạp của đồng hồ.
Cơ cấu hồi (Escapsement) – Phân chia thời gian
Năng lượng liên tục từ dây cót được chia thành các đơn vị thông thường để có thể đếm thời gian. Cơ cấu hồi chuyển năng lượng thành các xung. Nếu cơ cấu này không xuất hiện, các bánh răng quay quá nhanh và dây cót sẽ nhả năng lượng trong vài giây.
Cơ cấu hồi tạo thành liên kết từ cơ cấu điều chỉnh và phân bố xung đến bánh lắc. Cần gạt mức (1) nhận năng lượng được cung cấp ban đầu bởi dây cót thông qua xung của bánh răng hồi (2). Cần gạt mức biên chuyển động tròn của bánh răng thành các chuyển động qua lại để vận hành bánh lắc. Nó tạo nên 1 chuỗi chuyển động rời rạc tương ứng với âm thanh “tích tắc” khi hoạt động.
Bánh lắc (Balance) và dây tóc (hairspring) – Cơ cấu điều chỉnh
Bánh lắc và dây tóc được coi là trái tim của đồng hồ, quyết định đến độ chính xác và cơ cấu có độ nhạy cảm cao. Chúng gồm bánh lắc 1 (yêu cầu tính cân bằng trục và có thể điều chỉnh độ cân bằng thông qua những con ốc đối trọng gắn xung quanh) và 1 lò xo xoắn dao động hay còn gọi là dây tóc 2.
Bánh lắc có tác dụng điều khiển tốc độ của đồng hồ. Bánh lắc dao động xung quanh vị trí trung tâm nhờ dây tóc xoắn. Nó vận hành từ năng lượng của cơ cấu hồi, biến chuyển động quay của các bánh răng thành dạng xung và đưa đến bánh lắc. Bánh lắc có tác dụng ngược lại với cơ cấu hồi và hệ thống bánh răng bằng cách duy trì tốc độ rất chậm và không đổi của nó. Bánh lắc xoay (phát ra tiếng tíc tắc), các bánh răng xoay theo và từ đó quay các kim. Khối lượng bánh lắc kết hợp với độ đàn hồi của dây tắc giữ thời gian giữa những lần dao động rất ổn định. Độ nhanh chậm của đồng hồ được điều chỉnh trực tiếp bằng con ốc hoặc cần vạt gắn trên bánh lắc và dây tóc.
Dây tóc
Được sản xuất bằng chất liệu có tính đàn hồi cao và không thay đổi trong thời gian dài. Tần số là phẩm chất đánh giá dây tóc và tính bằng số lần dao động trong 1 giờ.Có 4 loại dây tóc chủ yếu: 18.000; 21.600; 28.800 và 36.000. Tần số dây tóc càng cao càng chính xác (ví dụ tần số 36.000 lần/h có độ chính xác 1/10 giây.
Chân kính (Jewel)
Chân kính vừa là ổ đỡ vừa mang vẻ đẹp thẩm mỹ. Độ cứng và chịu mài mòn cao, các tinh thể kim cương và hồng ngọc được sử dụng làm ổ đỡ trong các trục quay của đồng hồ cơ. Với ma sát rất nhỏ và bền, ổ đỡ không làm ảnh hưởng đến độ chính xác và tuổi thọ của đồng hồ. Đồng hồ thông thường có 17 chân kính. Chân kính có thể làm bằng kim cương, đá ruby hoặc vài hợp chất cứng khác. Số chân kính càng nhiều, đồng hồ càng chính xác và đắt tiền. Các hãng đồng hồ cao cấp như Omega, Jaeger-LeCoultre, Vacheron Constantin, Blancpain hay dùng chân kính kim cương và ruby tự nhiên hoặc nhân tạo. Đồng hồ của họ có chân kính trung bình 25-35, có loại 100. Các vị trí bắt buộc phải có chân kính: trục quay nhạy của bánh lắc, cơ cấu hồi, cần gạt, tourbillon…
Trên đây là những cấu tạo cơ bản của mọi chiếc đồng hồ cơ bao gồm cả đồng hồ Seiko Automatic. Cảm ơn các bạn đã đón đọc và theo dõi. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích, các bạn vui lòng truy cập website của X-Watch.
X-Watch – Số 1 về dịch vụ bảo hành – Cửa hàng chuyên cung cấp đồng hồ chính hãng – Nhận thẩm định 1000 chiếc đồng hồ Thật Giả tại Việt Nam MIỄN PHÍ
X-Watch không chỉ bán sản phẩm, chúng tôi mang lại cả sự an tâm và tin cậy cho khách hàng!
sonngo- Cấp 2
- Bài gửi : 91
Điểm : 3747
Like : 0
Tham gia : 25/05/2015
Similar topics
» Đồng hồ Seiko Automatic, bạn đã từng nghe tên ?
» Những tính năng độc quyền của đồng hồ Seiko Automatic
» PHÂN BIỆT ĐỒNG HỒ SEIKO NAM CHÍNH HÃNG VÀ ĐỒNG HỒ SEIKO FAKE
» ĐỒNG HỒ SEIKO QUARTZ SOLAR TẠI SHOP ĐỒNG HỒ SEIKO HÀ NỘI
» NHẬN BIẾT ĐỒNG HỒ SEIKO THẬT Ở NƠI BÁN ĐỒNG HỒ SEIKO TẠI TP HCM
» Những tính năng độc quyền của đồng hồ Seiko Automatic
» PHÂN BIỆT ĐỒNG HỒ SEIKO NAM CHÍNH HÃNG VÀ ĐỒNG HỒ SEIKO FAKE
» ĐỒNG HỒ SEIKO QUARTZ SOLAR TẠI SHOP ĐỒNG HỒ SEIKO HÀ NỘI
» NHẬN BIẾT ĐỒNG HỒ SEIKO THẬT Ở NƠI BÁN ĐỒNG HỒ SEIKO TẠI TP HCM
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết