Đánh thức thị trường bia tươi Sapporo
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Đánh thức thị trường bia tươi Sapporo
Cạnh tranh trong phân khúc đóng chai và lon ngày càng khốc liệt, trong khi các Beer Club nở rộ, là nguyên nhân khiến các hãng đua nhảy vào thị trường bia tươi.
Đầu tháng trước, Heineken tung chiến dịch ra mắt sản phẩm mới beer tươi khá rầm rộ. Họ mời chuyên gia toàn cầu đến Việt Nam để huấn luyện và quảng bá, đồng thời mang sản phẩm này tấn công vào một loạt câu lạc bộ bia (Beer Club), khách sạn, nhà hàng và bar lớn tại TP HCM.
Không tiết lộ doanh số hiện tại, đại diện hãng chỉ cho biết độ phủ sản phẩm này khá dày, không chỉ tại các TP HCM mà còn ở Hà Nội. TP HCM có 11 nhà hàng và Hà Nội có 8 điểm bán loại bia này.
Gia nhập thị trường bia tươi sớm hơn Heineken 2 năm, trước đây Sapporo chưa chú trọng nhiều đến phân phối cũng như đầu tư sản phẩm. Gần đây, khi nhận thấy thị trường ngày càng sôi động, đại gia này mới bắt đầu đẩy mạnh quảng bá và kênh phân phối. Đại diện công ty cho biết đã chủ động đầu tư thiết bị, huấn luyện quy trình chiết rót bia tươi cho hàng trăm điểm bán (nhà hàng, quán bar, sân golf, Beer Club…) tại Việt Nam.
Trao đổi với VnExpress.net, đại diện hãng cho biết, do gần đây phong trào Beer Club phát triển mạnh, bia tươi lại càng được biết đến rộng rãi hơn, nên đây là hướng đi mới giúp hãng đa dạng hóa sản phẩm và đẩy mạnh thương hiệu. Trong vòng một năm trở lại đây, bia chai Sapporo có mức tăng trưởng doanh số gấp hơn hai lần so với cùng kỳ. Hãng dự kiến, thời gian tới với sự gia tăng các hoạt động bán hàng, mức doanh số này được kỳ vọng sẽ còn tăng hơn nữa.
Năm nay, Sapporo đặt mục tiêu doanh thu tăng gấp đôi 2013 cho toàn bộ sản phẩm, trong đó có bia tươi. Hiện tại TP HCM có khoảng 60 Beer Club, hầu hết có kinh doanh bia tươi Sapporo.
Bên cạnh việc tập trung vào thị trường chủ lực là TP HCM, hãng đang cân nhắc mở rộng ra các tỉnh thành khác trong thời gian tới. Hãng cũng lên kế hoạch nâng công suất nhà máy từ 40 triệu lít lên 100 triệu lít trong thời gian tới, và sau đó là 150 triệu lít vào năm 2019.
Một số hãng bia trong nước cũng sớm nhảy vào nhưng mức độ đầu tư và thành công vẫn ở mức vừa phải.
Công ty cổ phần Habeco đã đưa sản phẩm uống bia tươi ra thị trường từ giữa năm 2007. Sản phẩm của công ty này đựng trong thùng chuyên dụng, được chế tạo từ inox, có van một chiều và chốt chống tháo. Tuy nhiên, khi ra thị trường không mấy hút khách, doanh thu thấp. Trong khi đó sản phẩm bia hơi của Hà Nội lại phổ biến hơn và nhắm tới phân khúc bình dân nên sản lượng tiêu thụ hơn hẳn bia tươi. Dù không mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty, tuy nhiên sản phẩm này vẫn được duy trì ở một số nhà hàng của hãng.
Hay sản phẩm bia tươi Carlberg do Halida phân phối cách đây 2 năm cũng chưa tạo được bước đột phá trên thị trường, dù hãng này đưa ra khá nhiều chương trình quảng bá.
Gần đây nhất, vào tháng 5/2014, Công ty Bia Hà Nội-Hải Dương đưa ra thị trường sản phẩm bia ngon Hải Dương, được giới thiệu là dòng sản phẩm cao cấp nhất của công ty đóng trong keg inox với dung tích 2 lít mỗi keg. Công ty cho biết, trung bình mỗi tháng bán được 75.000 keg, tương đương 150.000 lít, đạt doanh thu 2,4 tỷ đồng. Hiện bia tươi keg 2 lít được tiêu thụ nhiều ở Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh và Bắc Giang.
Một trong những đại gia bia hoàn toàn không màng tới phân khúc này là Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Lãnh đạo công ty cho hay không có ý định tham gia vì tiềm năng của dòng sản phẩm bia tươi không mấy hấp dẫn khi mà đối tượng khách hàng ở phân khúc mới này không nhiều.
Một chuyên gia trong ngành nước giải khát cho biết, có một điểm chung ở các hãng bia tham gia phân khúc bia tươi là không một hãng nào tung ra sản phẩm bia tươi đóng chai. Bài học thất bại của Tân Hiệp Phát khi tung sản phẩm bia tươi Lazer vào cuối năm 2003 sau khi đổ vào đây hàng chục triệu USD vẫn gây bất an cho các hãng.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia- rượu-nước giải khát Việt Nam cho hay, thị trường bia tươi Việt Nam thời gian gần đây khá sôi động, tuy nhiên sản phẩm này vẫn chưa tạo nên được nhiều dấu ấn. Việc đầu tư, kinh doanh phân khúc mới này của các hãng là cách để họ đa dạng hóa sản phẩm. Sản phẩm này cũng không thể làm đảo lộn thị trường, bởi lẽ bia chai, lon vẫn là sản phẩm chủ đạo đem lại doanh thu lớn cho các hãng. Hiện, sản lượng cũng như sức tiêu thụ của sản phẩm này chỉ chiếm dưới một %. Trong tương lai, nếu được quảng bá rộng rãi thì bia tươi cũng chỉ tăng lên tối đa 3-4%.
“Theo báo cáo gần đây của các hãng, thị trường bia chai, lon có mức tăng trưởng chậm lại chỉ 3-4%, còn bia tươi tăng gấp đôi. Thế nhưng, nếu tính về doanh thu cho từng phân khúc thì bia tươi vẫn còn khá khiêm tốn”, ông Việt nói.
Nguồn: Vnexpress.net
Đầu tháng trước, Heineken tung chiến dịch ra mắt sản phẩm mới beer tươi khá rầm rộ. Họ mời chuyên gia toàn cầu đến Việt Nam để huấn luyện và quảng bá, đồng thời mang sản phẩm này tấn công vào một loạt câu lạc bộ bia (Beer Club), khách sạn, nhà hàng và bar lớn tại TP HCM.
Không tiết lộ doanh số hiện tại, đại diện hãng chỉ cho biết độ phủ sản phẩm này khá dày, không chỉ tại các TP HCM mà còn ở Hà Nội. TP HCM có 11 nhà hàng và Hà Nội có 8 điểm bán loại bia này.
Gia nhập thị trường bia tươi sớm hơn Heineken 2 năm, trước đây Sapporo chưa chú trọng nhiều đến phân phối cũng như đầu tư sản phẩm. Gần đây, khi nhận thấy thị trường ngày càng sôi động, đại gia này mới bắt đầu đẩy mạnh quảng bá và kênh phân phối. Đại diện công ty cho biết đã chủ động đầu tư thiết bị, huấn luyện quy trình chiết rót bia tươi cho hàng trăm điểm bán (nhà hàng, quán bar, sân golf, Beer Club…) tại Việt Nam.
Trao đổi với VnExpress.net, đại diện hãng cho biết, do gần đây phong trào Beer Club phát triển mạnh, bia tươi lại càng được biết đến rộng rãi hơn, nên đây là hướng đi mới giúp hãng đa dạng hóa sản phẩm và đẩy mạnh thương hiệu. Trong vòng một năm trở lại đây, bia chai Sapporo có mức tăng trưởng doanh số gấp hơn hai lần so với cùng kỳ. Hãng dự kiến, thời gian tới với sự gia tăng các hoạt động bán hàng, mức doanh số này được kỳ vọng sẽ còn tăng hơn nữa.
Beer Club xuất hiện ngày một nhiều cũng là lý do kích thích các hãng đua sản xuất bia tươi.
Năm nay, Sapporo đặt mục tiêu doanh thu tăng gấp đôi 2013 cho toàn bộ sản phẩm, trong đó có bia tươi. Hiện tại TP HCM có khoảng 60 Beer Club, hầu hết có kinh doanh bia tươi Sapporo.
Bên cạnh việc tập trung vào thị trường chủ lực là TP HCM, hãng đang cân nhắc mở rộng ra các tỉnh thành khác trong thời gian tới. Hãng cũng lên kế hoạch nâng công suất nhà máy từ 40 triệu lít lên 100 triệu lít trong thời gian tới, và sau đó là 150 triệu lít vào năm 2019.
Một số hãng bia trong nước cũng sớm nhảy vào nhưng mức độ đầu tư và thành công vẫn ở mức vừa phải.
Công ty cổ phần Habeco đã đưa sản phẩm uống bia tươi ra thị trường từ giữa năm 2007. Sản phẩm của công ty này đựng trong thùng chuyên dụng, được chế tạo từ inox, có van một chiều và chốt chống tháo. Tuy nhiên, khi ra thị trường không mấy hút khách, doanh thu thấp. Trong khi đó sản phẩm bia hơi của Hà Nội lại phổ biến hơn và nhắm tới phân khúc bình dân nên sản lượng tiêu thụ hơn hẳn bia tươi. Dù không mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty, tuy nhiên sản phẩm này vẫn được duy trì ở một số nhà hàng của hãng.
Hay sản phẩm bia tươi Carlberg do Halida phân phối cách đây 2 năm cũng chưa tạo được bước đột phá trên thị trường, dù hãng này đưa ra khá nhiều chương trình quảng bá.
Gần đây nhất, vào tháng 5/2014, Công ty Bia Hà Nội-Hải Dương đưa ra thị trường sản phẩm bia ngon Hải Dương, được giới thiệu là dòng sản phẩm cao cấp nhất của công ty đóng trong keg inox với dung tích 2 lít mỗi keg. Công ty cho biết, trung bình mỗi tháng bán được 75.000 keg, tương đương 150.000 lít, đạt doanh thu 2,4 tỷ đồng. Hiện bia tươi keg 2 lít được tiêu thụ nhiều ở Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh và Bắc Giang.
Một trong những đại gia bia hoàn toàn không màng tới phân khúc này là Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Lãnh đạo công ty cho hay không có ý định tham gia vì tiềm năng của dòng sản phẩm bia tươi không mấy hấp dẫn khi mà đối tượng khách hàng ở phân khúc mới này không nhiều.
Một chuyên gia trong ngành nước giải khát cho biết, có một điểm chung ở các hãng bia tham gia phân khúc bia tươi là không một hãng nào tung ra sản phẩm bia tươi đóng chai. Bài học thất bại của Tân Hiệp Phát khi tung sản phẩm bia tươi Lazer vào cuối năm 2003 sau khi đổ vào đây hàng chục triệu USD vẫn gây bất an cho các hãng.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia- rượu-nước giải khát Việt Nam cho hay, thị trường bia tươi Việt Nam thời gian gần đây khá sôi động, tuy nhiên sản phẩm này vẫn chưa tạo nên được nhiều dấu ấn. Việc đầu tư, kinh doanh phân khúc mới này của các hãng là cách để họ đa dạng hóa sản phẩm. Sản phẩm này cũng không thể làm đảo lộn thị trường, bởi lẽ bia chai, lon vẫn là sản phẩm chủ đạo đem lại doanh thu lớn cho các hãng. Hiện, sản lượng cũng như sức tiêu thụ của sản phẩm này chỉ chiếm dưới một %. Trong tương lai, nếu được quảng bá rộng rãi thì bia tươi cũng chỉ tăng lên tối đa 3-4%.
“Theo báo cáo gần đây của các hãng, thị trường bia chai, lon có mức tăng trưởng chậm lại chỉ 3-4%, còn bia tươi tăng gấp đôi. Thế nhưng, nếu tính về doanh thu cho từng phân khúc thì bia tươi vẫn còn khá khiêm tốn”, ông Việt nói.
Nguồn: Vnexpress.net
babycare2014- Cấp 1
- Bài gửi : 37
Điểm : 3736
Like : 0
Tham gia : 23/12/2014
Similar topics
» Nhiều trường đại học tốp sẽ thực hiện phương án thi đánh giá năng lực
» Sự đánh cược của Green Bag vào thị trường thực phẩm trực tuyến
» Đánh thức giấc mơ buổi sáng với đồng hồ báo thức Hello Kitty
» Thủ tướng Cộng hòa Bulgaria trờ về nước đánh dấu kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam
» Trường đại học Kinh tế khai giảng: Kế toán trưởng,Thực hành, thực hành trên máy tính.
» Sự đánh cược của Green Bag vào thị trường thực phẩm trực tuyến
» Đánh thức giấc mơ buổi sáng với đồng hồ báo thức Hello Kitty
» Thủ tướng Cộng hòa Bulgaria trờ về nước đánh dấu kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam
» Trường đại học Kinh tế khai giảng: Kế toán trưởng,Thực hành, thực hành trên máy tính.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết