Số Phận của những du học sinh Nhật Bản bỏ trốn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Số Phận của những du học sinh Nhật Bản bỏ trốn Empty Số Phận của những du học sinh Nhật Bản bỏ trốn

Bài gửi by huymai 15/2/2015, 15:11

Du Hoc Nhat Ban Sau 2 năm học tiếng Nhật bạn không đỗ vào trường đại học, cao đẳng hay dạy nghề nào. Như vậy thì bạn sẽ không có tư cách lưu trú (du học) để xin thị thực (visa) ở lại Nhật. Để tiếp tục ở lại Nhật, bạn phải xin vào một trường đại học nào đó để dự thính, và bạn sẽ mất vài chục vạn yên cho việc này. Việc dự thính sẽ chỉ được kéo dài 6 tháng, nếu sau đó bạn vẫn không đỗ vào trường nào thì bạn sẽ buộc phải về nước.

Cũng tương tự như vậy, nếu bạn đang học đại học mà bạn bị đúp (留年 ryuunen) thì bạn sẽ phải ở lại 1 năm (hoặc nửa năm tùy trường) và bạn sẽ phải tốn tiền học phí trong thời gian đó.
Giả sử nếu như hết hạn visa mà bạn không gia hạn được visa để tiếp tục ở lại thì bạn buộc phải trở về nước. Nhưng vì cảm thấy trở về trong lúc tay trắng, nợ nần còn đó thì hổ thẹn với sự kỳ vọng của gia đình, bạn bè, thầy cô, xóm làng. Trong khi ở nhà thì bố mẹ và mọi người đều luôn mong ngóng bạn gửi tiền về để trang trải nợ nần, biết bao nhiêu niềm hy vọng của cả nhà dành cho bạn. Những lúc đấy bạn thầm nói với bản thân của bạn rằng “Nếu ngày xưa mình suy nghĩ chín chắn hơn, biết tìm hiểu thông tin một cách kỹ càng và nghe lời khuyên từ những người đi trước thì bây giờ có lẽ ở quê hương mình đã sống rất vui vẻ”. Và trong đầu bạn nảy lên nhiều ý định phạm tội. Bạn cũng khẳng định với chính mình rằng “Mình sẽ chẳng bao giờ đến Nhật Bản theo con đường du học này nữa, đằng nào thì cũng bị về nước thôi thì ta cứ lẩn trốn đi làm tích cóp đủ tiền trả nợ rồi kiếm ít vốn sau đó ra tự thú để xin về nước”. Thế là từ đây bạn sẽ dấn thân vào thế giới của những con người bỏ trốn. Cảnh sát gọi hành động này là “lưu trú bất hợp pháp”.
Còn một trường hợp nữa của Tu Nghiệp Sinh, Thực Tập Sinh vẫn đang trong thời hạn lưu trú nhưng đi làm cho một công ty khác không phải công ty đã tu nghiệp hoặc ngoài công ty đã tu nghiệp thì tu nghiệp sinh còn làm thêm và nhận thù lao ở công ty thứ khác, và thực tập sinh vốn không được Tư cách làm thêm mà đi làm nhận thù lao thì cũng được xem như hành động “lưu trú bất hợp pháp”. Trường hợp này sẽ bị xử phạt hành chính là cưỡng bức về nước. Còn nếu trong khi làm việc để quá thời hạn lưu trú thì sẽ bị xử phạt như người lưu trú bất hợp pháp đã nói ở trên.
Đây là luật nênbạn chẳng thể nào cãi lý được.
Trong quá trình du học tự túc, có một số bạn vì đang ở hoàn cảnh khó khăn lo ăn từng bữa mà tìm được việc làm nhưng kẹt giờ học trên lớp nên làm liều quyết định trốn học để đi làm. Trong thời gian bỏ trốn (không quay lại trường nữa) mà bạn vẫn còn thời gian lưu trú và không thuộc diện đối trượng bị tróc nã hay phạm tội nhưng chưa có quyết định thi hành án, chưa bị bắt giam nếu bạn muốn về nước thì chỉ việc mua vé máy bay bay về nước như người bình thường.
Nhưng bạn đã không làm như vậy. Khi hết hạn visa thì bạn sẽ nhờ những người môi giới làm giấy tờ giả sau để tiếp tục ở lại sinh sống như thuê phòng, đi xin việc ở các công ty.
Mà này các bạn có biết chính vì tệ nạn “lưu trú bất hợp pháp” của nhiều người nước ngoài trong thời gian qua đã làm cho an ninh của Nhật Bản nhiễu nhương. Cảnh sát bất lực vì không có nhà tù nào có thể giam giữ hết được số người “lưu trú bất hợp pháp” trên. Nhưng việc đó không có nghĩa là họ sẽ ngồi yên để bạn phá hoại nét đẹp văn hoá truyền thống vốn có của họ như việc đá tàu điện, trộm cắp thực phẩm ở siêu thị .v.v.. Ở Nhật nơi nào cũng có camera quay hình, vậy nên bạn khó lòng mà biết chúng đặt ở vị trí nào để phòng tránh. Thật vậy, chính phủ Nhật đã ra lệnh cấm các chủ hộ gia đình không được cho người “lưu trú bất hợp pháp” thuê phòng, các công ty không được tuyển dụng người “lưu trú bất hợp pháp” vào làm việc nếu vi phạm sẽ bị xử phạt nặng. Như vậy, nếu bạn bè của bạn đang còn thời hạn lưu trú thì cũng không dám chưa chấp bạn. Vì sau này họ còn phải tự mình xin visa lúc đó cũng sẽ bị Cục Quản lý Xuất Nhập Cảnh cân nhắc. Các công ty vì mục đích lợi nhuận nên bất chấp luật pháp lén thuê bạn vào làm việc thì chắc chắn cũng ép giá và bạn sẽ phải làm những công việc rất cực nhọc tách biệt với những công nhân khác trong nhà máy nhưng cũng không đủ ăn do chi phí thực phẩm đắt đỏ, và chắc chắn cũng không đủ tiền vé máy bay để về nước. Bạn sẽ phải trôi dạt đến những vùng nông thôn của Nhật để tá túc, sinh sống. Du Hoc Còn tương lai màu hồng hay không thì cái đó không thể biết được nhưng sự thật bỏ trốn thì tình cảnh sống lưu lạc nó phải là như vậy.
Chưa dừng lại ở đó, nếu bạn bỏ trốn lại dính lứu vào những hành vi khác như : làm môi giới, sử dụng giấy tờ giả, hay những tội ngoài tội xuất nhập cảnh thì sẽ bị Cục Quản lý Xuất nhập cảnh hoặc Viện Kiểm Sát truy tố và bị xử lý hình sự đấy. Nếu số bạn đen đủi trong trường hợp bạn bị trục xuất về nước là do bị bộ phận điều tra của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh phát hiện và làm thủ tục cưỡng bức về nước thì bạn phải tự chịu toàn bộ chi phí về nước. Đương nhiên bạn sẽ bị đưa vào danh sách đen, và bị cấm đến Nhật trong vòng 5 năm kể từ lúc đó. Tuỳ theo mức độ phạm tội và lý lịch của bạn trong quá trình “lưu trú bất hợp pháp” như thế nào mà người ta sẽ quyết định phạt tù có lao động hoặc không có lao động dưới 3 năm hoặc không phạt tù hoặc phạt tiền dưới 3.000.000 Yên. Không những thế, trong thời gian bạn bị án phạt mà còn có những hành vi phạm pháp tiếp diễn thì bạn sẽ phải ở đó cải tạo không có thời hạn cụ thể.
Nếu bạn không muốn đang đi dạo phố cùng người yêu rồi cảnh sát đột nhiên xuất hiện còng tay áp giải về đồn thì tự ra đầu thú, rồi xin về nước sớm, và nếu như bạn đáp ứng được những điềiu kiện về lý lịch pháp lý như không phạm tội hay bị trục xuất thì sẽ không bị giam giữ cải tạo, và có thể về nước theo thủ tục đơn giản là bắt về nước. Nếu bạn vẫn còn thủ tục pháp lý với Trường với Công ty du học thì ba bên phải ngồi lại giải quyết. Tất nhiên khi về nước bạn sẽ bị cấm nhập cảnh vào Nhật Bản trong vòng 1 năm kể từ lúc đó.
Trở lại vấn đề trên, nếu bạn nghỉ học ở trường luôn mà cũng không đi làm, sống nay đây mai đó không cố định một chỗ nhưng mà vẫn còn thời gian lưu trú. Bạn cứ sống như vậy cho đến khi hết hạn lưu trú vẫn sẽ không bị kết tội vi phạm luật xuất nhập cảnh đâu. Nhưng chắc chắn bạn sẽ không thể được rong chơi như vậy được lâu vì nếu nhà trường, công ty báo cáo với Cục Xuất Nhập Cảnh xác nhận là bạn nghỉ học, không thực tập, không tu nghiệp trong vòng 3 tháng trở lên thì tư cách lưu trú của bạn sẽ mất hiệu lực dù thời hạn visa còn, và bạn phải rời khỏi Nhật Bản.
Các bạn thân mến! Khi mình viết bài này ra mình nghĩ chắc hẳn không phải ai cũng biết kết quả chính xác của việc bỏ trốn sẽ như thế nào? Không ai dám khẳng định bỏ trốn thì số phận sẽ thay đổi tốt hơn hay lụi tàn. Thế gian thì muôn hình vạn dạng, số phận của những người bỏ trốn mỗi người một vẻ khác nhau. Có người may mắn kiếm được nhiều tiền nhưng cũng có người đen đủi vừa mới bỏ trốn đã bị bắt giam. Có người thì mới đầu bỏ trốn kiếm được nhiều tiền sau đó thì hoàn cảnh trở nên khó khăn, có người để dành dụm tiền chuẩn bị ra đầu thú để được về nước thì lại bị bắt giữ tịch thu.
Suy cho cùng, bạn đừng nên quy chụp số phận của người ta cũng giống mình. Nếu đã giống nhau thì chẳng phải là cuộc đời. Nói là không tin vào số phận cũng không đúng, mà tin quá lại trở nên mù quáng ảo tưởng.
Tôi chỉ khuyên bạn ở trong cuộc đời nếu có khó khăn gì thì hãy đứng ở khía cạnh bản thân mình để giải quyết chứ không phải để số phận giải quyết giùm. Việc các bạn du học sinh, tu nghiệp sinh, thực tập sinh bỏ trốn thực sự về tình thì cũng phải thông cảm cho mấy bạn, nhưng về luật thì chẳng dung tha. Hậu quả không chỉ riêng cá nhân bạn, gia đình bạn mà cả bọn mình những người đang háo hức, khát khao chinh phục ngọn núi Phú Sĩ đều lãnh chịu. Chính phủ sẽ thắt chặt hơn về an ninh, thậm chí đóng cửa vài năm nếu tình hình trong nước rối loạn mất tầm kiểm soát. Tin Tuc Du Hoc
nguồn : camnangduhoc.edu.vn/so-phan-cua-nhung-du-hoc-sinh-nhat-ban-bo-tron.html

_________________
Du hoc , Du học
avatar
huymai
Cấp 2
Cấp 2

Bài gửi : 56
Điểm : 3797
Like : 0
Tham gia : 26/11/2014

http://camnangduhoc.edu.vn/

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết