Tự tạo thói quen tốt để học Hán tự
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Tự tạo thói quen tốt để học Hán tự
Ở bài viết, trung tâm học tiếng nhật Kosei đã đề cập tới những suy nghĩ và những sai lầm thường gặp ngăn cản việc bạn học tốt Hán tự. Như vậy, sau khi khắc phục được những sai lầm và suy nghĩ trên, chúng ta cần có những thói quen gì để việc học Hán tự trở nên nhẹ nhàng, hứng thú hơn? Bạn cần trả lời 3 câu hỏi: Học Hán tự ở đâu? Làm thế nào để nhớ một chữ Hán tự mới? và cuối cùng là Làm thế nào để ôn tập những chữ đã học một cách hiệu quả nhất?.Theo kinh nghiệm của bản thân mình thì bạn chỉ cần 2 thói quen sau đây để học tốt Hán tự: Học Hán tự chủ động và Ôn tập lại nhiều lần những chữ đã học. Chỉ cần thực hiện tốt 2 thói quen này, tôi tin rằng bạn hoàn toàn có thể học tốt 2000 chữ Hán tự thông dụng trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm.
THÓI QUEN 1: Học Kanji chủ động
Học Kanji bị động là: Chỉ học những chữ Kanji trong bài học bằng cách cố nhớ hình dạng của chữ, cách đọc của chữ mà không tìm hiểu âm Hán, không phân tích chữ đó bao gồm bộ gì, bao gồm những chữ nhỏ nào ghép thành. Đây là một sai lầm phổ biến dẫn tới các bạn khó nhớ các chữ đã học, cảm giác học chữ này thì quên mất chữ kia.v.v. Để khắc phục được điều này, các bạn phải cố gắng học Hán tự một cách chủ động. Cụ thể hơn:
Học mọi lúc mọi nơi: Không chỉ học trên lớp mà phải học ở nhà, học bằng cách nhìn những chữ Hán tự trên đường đi, ở trong phim hay ở bất cứ đâu bạn nhìn thấy Hán tự. Nếu bạn chỉ học ở trường, khi bạn nhìn những chữ Hán tự ở những chỗ khác, bạn sẽ cảm thấy mình biết quá ít chữ Hán tự, từ đó dẫn đến tâm lý sợ và không muốn học chữ Hán. Vì thế, đừng ép buộc mình phải nhớ tất cả những chữ mình gặp ngay trong lần đầu nhìn thấy một chữ Hán tự mới. Bạn sẽ dần dần nhớ các chữ Hán tự này khi được tiếp xúc đủ nhiều. Khi bạn nhìn thấy một chữ với tần suất thường xuyên, bạn sẽ tự động nhớ hình dạng của chữ đó, sau đó não bộ sẽ tự động kích thích bạn tìm hiểu chữ đó là chữ gì, dần dần bạn sẽ nhớ được chữ đó mà không mất nhiều công sức vất vả. Đừng ngại nếu bạn quên một vài chữ sau khi đã nhớ nó bởi vì quên cũng là một quá trình tất yếu của việc học Kanji. Thông thường bạn sẽ nhớ rõ những chữ mình phải học đi học lại hiều lần mới nhớ thay vì những chữ nhớ ngay trong lần đầu tiên. Vì vậy, hãy tăng thời gian, tăng tần suất của việc tiếp xúc với Kanji, bạn sẽ dẫn làm quen với nó và chắc chắn việc học Kanji sẽ nhẹ nhàng và thoải mái hơn rất nhiều so với hiện tại. Học Kanji có phân tích, so sánh đối chiếu: Hãy tập thói quen phân tích một chữ khi học một chữ Kanji mới.
Ví dụ: Khi học chữ KIỆN (件) trong sự kiện, bạn hãy phân tích nó gồm bộ NHÂN và chữ NGƯU (牛), để dễ nhớ hơn bạn có thể nghĩ là người (NHÂN) dắt trâu (NGƯU) đi KIỆN. Một ví dụ khác là chữ HƯU (休) trong chữ nghỉ ngơi (休みます). Chữ này cũng bao gồm bộ NHÂN và chữ MỘC (木), người (NHÂN) dựa vào gốc cây (MỘC) để nghỉ ngơi. Chữ MINH (明) có nghĩa là sáng bao gồm chữ NHẬT (日) và chữ NGUYỆT (月), để dễ nhớ bạn có thể nghĩ là mặt trời (NHẬT) đi với mặt trăng (NGUYỆT) thì sẽ rất sáng (MINH). Bằng cách này, bạn có thể nhớ được 3 chữ khi chỉ học 1 chữ, bạn sẽ thấy việc học nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Hiện hay có rất nhiều loại thẻ học Hán tự hướng dẫn học theo kiểu như trên, bạn sẽ không mất công tìm kiếm cách để nhớ một chữ Hán tự nữa. Tuy nhiên, mình nghĩ bạn nên tự suy nghĩ cách để nhớ vì đó là cách của riêng bạn và nó sẽ gây ấn tượng với chính bạn hơn, làm cho bạn nhớ lâu hơn. Lưu ý là không phải những chữ Hán tự nào cũng có thể phân tích thành những chữ dễ nhớ như trên. Lúc đó bạn sẽ phải tìm ra mọi ví dụ thật kì quặc, thật ấn tượng để nhớ chữ đó lâu hơn. Vì nội dung bài viết không cho phép nên mình sẽ đề cập phần này ở những bài viết sau. Tự tìm chữ Kanji mới để học: Bạn có bao giờ tò mò về tên của mình bằng chữ Hán có nghĩa là gì chưa? Bạn có bao giờ muốn thử viết tên mình, bạn bè mình, hay bố mẹ người thân mình bằng chữ Hán? Nếu bạn là người mê phim chưởng, có bao giờ bạn muốn viết những tiểu thuyết kiếm hiệp, tên nhân vật yêu thích, bí kíp võ công bằng chữ Hán không? Thử lấy ví dụ: tên Bác Hồ sẽ được viết là 明 (MINH), bạn nào tên NGUYỆT sẽ viết là 月, tên NHẬT sẽ viết là 日. Những tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng: 英雄射鳥, 神鳥大侠,天龍八部 lần lượt là ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, THIÊN LONG BÁT BỘ. Những bộ bí kíp võ công: 降龍十八掌, 九陰真経, 九陽神功 lần lượt là GIÁNG LONG THẬP BÁT CHƯỞNG, CỬU ÂM CHÂN KINH, CỬU DƯƠNG THẦN CÔNG. Nếu tập viết những chữ này, không phải là thú vị hơn nhiều so với việc phải nhớ những chữ rời rạc trong giờ học hay sao? Không cần thiết phải viết đúng hết mọi chữ, bạn viết trong khả năng có thể của mình là được. Ví dụ ngày xưa mình muốn viết chữ CỬU ÂM CHÂN KINH, vì chưa học được chữ ÂM (陰) trong chữ ÂM DƯƠNG mình viết luôn chữ ÂM (音) trong chữ ÂM THANH, chữ KINH (経) không biết viết mình viết luôn chữ NGUYỆT =)). Hãy học, tra từ những chữ bạn muốn biết, những chữ bạn thấy thú vị dễ nhớ, bạn sẽ yêu thích việc học Hán tự hơn và vốn Hán tự của bạn sẽ tăng hơn nhiều so với trước đây.
THÓI QUEN 2: ÔN TẬP CHỮ ĐÃ HỌC
Trong cuốn sách TÔI TÀI GIỎI VÀ BẠN CŨNG THẾ của ADAM KHOO, có một thống kê rất thú vị: Bạn sẽ quên 80% những gì đã học sau 24 tiếng. Chính vì vậy, nếu không ôn tập kịp thời trước khi quên hết những chữ đã học, ngày hôm sau bạn sẽ gần như phải học lại từ đầu. Vì vậy, chúng ta phải ôn tập những chữ đã học trong vòng 24 tiếng sau khi nhớ được chữ đó, có nghĩa là phải tạo thói quen ôn tập mỗi ngày. Vậy dành thời gian ôn tập bao nhiêu một ngày thì đủ và nên ôn tập vào lúc nào trong ngày? Việc này thì tuỳ thuộc vào hoàn cảnh công việc và thói quen sinh hoạt của mỗi bạn, tuy nhiên theo kinh nghiệm của bản thân, mỗi ngày chỉ cần dành khoảng 20 - 30 phút ôn tập là đủ để bạn không quên những chữ Hán tự đã học. Và có 2 thời điểm mà theo mình việc ôn tập đạt hiệu quả cao nhất: ngay sau khi học xong và trước khi đi ngủ. Sau khi học xong, bạn nên hệ thống hoá lại những gì bạn học, cố gắng nhớ những chữ vừa học vào đầu sẽ làm bạn không quên mất 80% như đã nói ở trên. Còn tại sao nên học trước khi đi ngủ? Khi bạn ngủ, não bộ vẫn làm việc và sắp xếp lại các thông tin mà não nhận được trong 1 ngày. Chính vì vậy, học trước khi đi ngủ thì những gì ôn tập sẽ được sắp xếp chỉnh lí để bạn có thể nhớ sâu hơn và lâu hơn, và đặc biệt có thể tận dụng thời gian đi ngủ để tiếp tục học một cách vô thức. Bản thân mình rất hay thực hiện việc này và cảm thấy hiệu quả hơn rất nhiều. Mong rằng những kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích được cho những bạn đang cố gắng học tốt Hán tự.
KẾT:
Trên đây là những thói quen mình đúc kết được trong quá trình học Hán tự của bản thân. Hi vọng những kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình học Hán tự. Nếu bạn có những thắc mắc, những đóng góp, những kinh nghiệm trong việc học, hãy chia sẻ cùng với trung tâm học tiếng nhật Kosei để chúng ta có được những cách học hay và bổ ích nhất.
THÓI QUEN 1: Học Kanji chủ động
Học Kanji bị động là: Chỉ học những chữ Kanji trong bài học bằng cách cố nhớ hình dạng của chữ, cách đọc của chữ mà không tìm hiểu âm Hán, không phân tích chữ đó bao gồm bộ gì, bao gồm những chữ nhỏ nào ghép thành. Đây là một sai lầm phổ biến dẫn tới các bạn khó nhớ các chữ đã học, cảm giác học chữ này thì quên mất chữ kia.v.v. Để khắc phục được điều này, các bạn phải cố gắng học Hán tự một cách chủ động. Cụ thể hơn:
Học mọi lúc mọi nơi: Không chỉ học trên lớp mà phải học ở nhà, học bằng cách nhìn những chữ Hán tự trên đường đi, ở trong phim hay ở bất cứ đâu bạn nhìn thấy Hán tự. Nếu bạn chỉ học ở trường, khi bạn nhìn những chữ Hán tự ở những chỗ khác, bạn sẽ cảm thấy mình biết quá ít chữ Hán tự, từ đó dẫn đến tâm lý sợ và không muốn học chữ Hán. Vì thế, đừng ép buộc mình phải nhớ tất cả những chữ mình gặp ngay trong lần đầu nhìn thấy một chữ Hán tự mới. Bạn sẽ dần dần nhớ các chữ Hán tự này khi được tiếp xúc đủ nhiều. Khi bạn nhìn thấy một chữ với tần suất thường xuyên, bạn sẽ tự động nhớ hình dạng của chữ đó, sau đó não bộ sẽ tự động kích thích bạn tìm hiểu chữ đó là chữ gì, dần dần bạn sẽ nhớ được chữ đó mà không mất nhiều công sức vất vả. Đừng ngại nếu bạn quên một vài chữ sau khi đã nhớ nó bởi vì quên cũng là một quá trình tất yếu của việc học Kanji. Thông thường bạn sẽ nhớ rõ những chữ mình phải học đi học lại hiều lần mới nhớ thay vì những chữ nhớ ngay trong lần đầu tiên. Vì vậy, hãy tăng thời gian, tăng tần suất của việc tiếp xúc với Kanji, bạn sẽ dẫn làm quen với nó và chắc chắn việc học Kanji sẽ nhẹ nhàng và thoải mái hơn rất nhiều so với hiện tại. Học Kanji có phân tích, so sánh đối chiếu: Hãy tập thói quen phân tích một chữ khi học một chữ Kanji mới.
Ví dụ: Khi học chữ KIỆN (件) trong sự kiện, bạn hãy phân tích nó gồm bộ NHÂN và chữ NGƯU (牛), để dễ nhớ hơn bạn có thể nghĩ là người (NHÂN) dắt trâu (NGƯU) đi KIỆN. Một ví dụ khác là chữ HƯU (休) trong chữ nghỉ ngơi (休みます). Chữ này cũng bao gồm bộ NHÂN và chữ MỘC (木), người (NHÂN) dựa vào gốc cây (MỘC) để nghỉ ngơi. Chữ MINH (明) có nghĩa là sáng bao gồm chữ NHẬT (日) và chữ NGUYỆT (月), để dễ nhớ bạn có thể nghĩ là mặt trời (NHẬT) đi với mặt trăng (NGUYỆT) thì sẽ rất sáng (MINH). Bằng cách này, bạn có thể nhớ được 3 chữ khi chỉ học 1 chữ, bạn sẽ thấy việc học nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Hiện hay có rất nhiều loại thẻ học Hán tự hướng dẫn học theo kiểu như trên, bạn sẽ không mất công tìm kiếm cách để nhớ một chữ Hán tự nữa. Tuy nhiên, mình nghĩ bạn nên tự suy nghĩ cách để nhớ vì đó là cách của riêng bạn và nó sẽ gây ấn tượng với chính bạn hơn, làm cho bạn nhớ lâu hơn. Lưu ý là không phải những chữ Hán tự nào cũng có thể phân tích thành những chữ dễ nhớ như trên. Lúc đó bạn sẽ phải tìm ra mọi ví dụ thật kì quặc, thật ấn tượng để nhớ chữ đó lâu hơn. Vì nội dung bài viết không cho phép nên mình sẽ đề cập phần này ở những bài viết sau. Tự tìm chữ Kanji mới để học: Bạn có bao giờ tò mò về tên của mình bằng chữ Hán có nghĩa là gì chưa? Bạn có bao giờ muốn thử viết tên mình, bạn bè mình, hay bố mẹ người thân mình bằng chữ Hán? Nếu bạn là người mê phim chưởng, có bao giờ bạn muốn viết những tiểu thuyết kiếm hiệp, tên nhân vật yêu thích, bí kíp võ công bằng chữ Hán không? Thử lấy ví dụ: tên Bác Hồ sẽ được viết là 明 (MINH), bạn nào tên NGUYỆT sẽ viết là 月, tên NHẬT sẽ viết là 日. Những tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng: 英雄射鳥, 神鳥大侠,天龍八部 lần lượt là ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, THIÊN LONG BÁT BỘ. Những bộ bí kíp võ công: 降龍十八掌, 九陰真経, 九陽神功 lần lượt là GIÁNG LONG THẬP BÁT CHƯỞNG, CỬU ÂM CHÂN KINH, CỬU DƯƠNG THẦN CÔNG. Nếu tập viết những chữ này, không phải là thú vị hơn nhiều so với việc phải nhớ những chữ rời rạc trong giờ học hay sao? Không cần thiết phải viết đúng hết mọi chữ, bạn viết trong khả năng có thể của mình là được. Ví dụ ngày xưa mình muốn viết chữ CỬU ÂM CHÂN KINH, vì chưa học được chữ ÂM (陰) trong chữ ÂM DƯƠNG mình viết luôn chữ ÂM (音) trong chữ ÂM THANH, chữ KINH (経) không biết viết mình viết luôn chữ NGUYỆT =)). Hãy học, tra từ những chữ bạn muốn biết, những chữ bạn thấy thú vị dễ nhớ, bạn sẽ yêu thích việc học Hán tự hơn và vốn Hán tự của bạn sẽ tăng hơn nhiều so với trước đây.
THÓI QUEN 2: ÔN TẬP CHỮ ĐÃ HỌC
Trong cuốn sách TÔI TÀI GIỎI VÀ BẠN CŨNG THẾ của ADAM KHOO, có một thống kê rất thú vị: Bạn sẽ quên 80% những gì đã học sau 24 tiếng. Chính vì vậy, nếu không ôn tập kịp thời trước khi quên hết những chữ đã học, ngày hôm sau bạn sẽ gần như phải học lại từ đầu. Vì vậy, chúng ta phải ôn tập những chữ đã học trong vòng 24 tiếng sau khi nhớ được chữ đó, có nghĩa là phải tạo thói quen ôn tập mỗi ngày. Vậy dành thời gian ôn tập bao nhiêu một ngày thì đủ và nên ôn tập vào lúc nào trong ngày? Việc này thì tuỳ thuộc vào hoàn cảnh công việc và thói quen sinh hoạt của mỗi bạn, tuy nhiên theo kinh nghiệm của bản thân, mỗi ngày chỉ cần dành khoảng 20 - 30 phút ôn tập là đủ để bạn không quên những chữ Hán tự đã học. Và có 2 thời điểm mà theo mình việc ôn tập đạt hiệu quả cao nhất: ngay sau khi học xong và trước khi đi ngủ. Sau khi học xong, bạn nên hệ thống hoá lại những gì bạn học, cố gắng nhớ những chữ vừa học vào đầu sẽ làm bạn không quên mất 80% như đã nói ở trên. Còn tại sao nên học trước khi đi ngủ? Khi bạn ngủ, não bộ vẫn làm việc và sắp xếp lại các thông tin mà não nhận được trong 1 ngày. Chính vì vậy, học trước khi đi ngủ thì những gì ôn tập sẽ được sắp xếp chỉnh lí để bạn có thể nhớ sâu hơn và lâu hơn, và đặc biệt có thể tận dụng thời gian đi ngủ để tiếp tục học một cách vô thức. Bản thân mình rất hay thực hiện việc này và cảm thấy hiệu quả hơn rất nhiều. Mong rằng những kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích được cho những bạn đang cố gắng học tốt Hán tự.
KẾT:
Trên đây là những thói quen mình đúc kết được trong quá trình học Hán tự của bản thân. Hi vọng những kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình học Hán tự. Nếu bạn có những thắc mắc, những đóng góp, những kinh nghiệm trong việc học, hãy chia sẻ cùng với trung tâm học tiếng nhật Kosei để chúng ta có được những cách học hay và bổ ích nhất.
Similar topics
» Lợi ích từ thói quen đi xe đạp ở trẻ
» 4 thói quen tốt nên học tập khi du học nhật bản
» Thói quen tốt cho sức khỏe
» Tác hại của thói quen trang điểm khi tập thể dục
» Những thói quen tốt khi uống trà
» 4 thói quen tốt nên học tập khi du học nhật bản
» Thói quen tốt cho sức khỏe
» Tác hại của thói quen trang điểm khi tập thể dục
» Những thói quen tốt khi uống trà
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết