9 triệu chứng không thể bỏ qua khi chăm sóc trẻ
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
9 triệu chứng không thể bỏ qua khi chăm sóc trẻ
http://www.vietnammedicalpractice.com/vi/tin-tuc/tin-tuc-y-te/9-trieu-chung-khong-the-bo-qua-khi-cham-soc-tre/
Khi con ốm, bạn phân vân có nên đưa con đến bệnh viện? Với những dấu hiệu sau, bạn không nên chần chờ mà đưa con đi cấp cứu ngay
Con bệnh, con đau là chuyện thường xảy ra ở trẻ. Vì vậy bạn cần nhận biết những dấu hiệu bệnh nguy hiểm của con để đưa đi cấp cứu gấp. Thạc sỹ, bác sỹ NGUYỄN THẾ SƠN, Phòng khám Family Medical Practice sẽ hướng dẫn bạn những dấu hiệu đó.
MẤT NƯỚC:
Nước tiểu ít đi:
Bé bị khô miệng và môi, giảm đi tiểu, da khô nôn hoặc tiêu chảy nhiều có thể bị mất nước. Để bù nước, bạn cho trẻ uống Oresol khoảng 1 thìa café 1 phút. Nếu bé bị mất nước nặng, cần đưa đến bệnh viện.
ĐAU BỤNG ĐỘT NGỘT:
Nếu trẻ bị đau ở phần bụng dưới, phía bên phải, đau có cơn lúc quặn thắt, lúc âm ỉ nhưng không bao giờ hết đau, bạn hãy bảo con nhảy lên – xuống. Nếu đau hơn, có khả năng trẻ bị viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa cũng có thể gây đau bắt đầu ở xung quanh rốn rồi mới lan sang phải. Đôi khi viêm ruột thừa gây tiêu chảy, sau đó đau bụng, nôn, rồi đau, sốt. Nếu thấy những triệu chứng này, cần cho bé cấp cứu, vì viêm ruột thừa tiến triển nhanh và cần phẫu thuật ngay.
VẾT BẦM HAY PHÁT BAN:
Một vết phát ban nhỏ hoặc to, bầm tím, không mất đi khi bạn đè lên da, tự nhiên xuất hiện có thể là dấu hiệu của rối loạn về máu. Nếu vết phát ban không rõ viền, sưng, có thể là một phản ứng dị ứng. Nếu bé khó thở, kích động hay hôn mê, cần cấp cứu ngay lập tức.
MẶT SƯNG:
Lưỡi, môi hoặc mắt sưng, kèm theo nôn hay ngứa có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ). Nếu sưng tấy, khó thở và phát ban nặng, cần cấp cứu ngay. Nếu ít nghiêm trọng, bạn gọi đện cho bác sỹ nhờ tư vấn việc dùng thuốc kháng histamine để dập tắt triệu chứng.
NÔN SAU KHI TÉ NGÃ:
Bị té, rơi khi trẻ dưới 6 tháng hay có sự thay đổi rõ về thần kinh (mất ý thức), gây nôn với trẻ trên 6 tháng hay bị gãy xương, cần cấp cứu ngay.
NHỨC ĐẦU KÈM NÔN MỬA:
Khi bé bị đau đầu, có thể là dấu hiệu của chứng đau nửa đầu, không nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ bị đau đầu vào sáng sớm hay giữa đêm, kèm theo nôn, có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng ho7u, cần nhanh đưa đến bệnh viện.
MÔI TÍM TÁI:
Môi hay vùng quanh miệng đổi màu, xanh tím, nhợt nhạt, thở mệt nhọc (ngực và bụng hóp lại) hay thở hổn hển, có âm thanh huýt sáo khi thở là dấu hiệu của suy hô hấp. Nguyên nhân do nghẹt thở, phản ứng dị ứng, lên cơn suyễn, viêm phổi, ho gà, cần cấp cứu ngay.
SỐT:
Con bị sốt kéo dài có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm
- Sốt cao: là khi bé dưới 3 tháng tuổi, sốt trên 38 độ C. Bé từ 3 – 6 tháng sốt trên 38,3 độ C. Bé từ 6 tháng đến 2 tuổi sốt trên 39.4 độ C (khi cặp nhiệt cho bé ở nách).
- Sốt kéo dài: Trẻ đã uống thuốc hạ sốt mà vẫn không hạ nhiệt trong vòng 4 - 6 giờ. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng như viêm phổi.
- Sốt kèm nhức đầu: Nếu sốt kèm theo cứng cổ, đau đầu, phát ban đều cần cấp cứu ngay vì có thể là dấu hiệu của viêm màng não.
- Sốt kèm đau bụng: có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa, viêm nhiễm đường ruột, gan mật, tiết niệu…
CHẢY MÁU QUÁ NHIỀU:
Với vết cắt bị hở miệng hoặc không ngừng chảy máu dù bạn đã đè tay lên vài phút, cần chăm sóc y tế ngay (có thể khâu, dùng băng hay kẹp). Ngoài ra, nếu trẻ bị côn trùng có độc, rắn, chó... cắn, bạn phải đưa con đến bệnh viện để cấp cứu.
Theo báo Tiếp Thị Gia Đình, chuyên mục Sức Khỏe
-------------------------------------------------------------------------
FAMILY MEDICAL PRACTICE
Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 1800 6911
Email: hcmc@vietnammedicalpractice.com
www.vietnammedicalpractice.com
Khi con ốm, bạn phân vân có nên đưa con đến bệnh viện? Với những dấu hiệu sau, bạn không nên chần chờ mà đưa con đi cấp cứu ngay
Con bệnh, con đau là chuyện thường xảy ra ở trẻ. Vì vậy bạn cần nhận biết những dấu hiệu bệnh nguy hiểm của con để đưa đi cấp cứu gấp. Thạc sỹ, bác sỹ NGUYỄN THẾ SƠN, Phòng khám Family Medical Practice sẽ hướng dẫn bạn những dấu hiệu đó.
MẤT NƯỚC:
Nước tiểu ít đi:
Bé bị khô miệng và môi, giảm đi tiểu, da khô nôn hoặc tiêu chảy nhiều có thể bị mất nước. Để bù nước, bạn cho trẻ uống Oresol khoảng 1 thìa café 1 phút. Nếu bé bị mất nước nặng, cần đưa đến bệnh viện.
ĐAU BỤNG ĐỘT NGỘT:
Nếu trẻ bị đau ở phần bụng dưới, phía bên phải, đau có cơn lúc quặn thắt, lúc âm ỉ nhưng không bao giờ hết đau, bạn hãy bảo con nhảy lên – xuống. Nếu đau hơn, có khả năng trẻ bị viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa cũng có thể gây đau bắt đầu ở xung quanh rốn rồi mới lan sang phải. Đôi khi viêm ruột thừa gây tiêu chảy, sau đó đau bụng, nôn, rồi đau, sốt. Nếu thấy những triệu chứng này, cần cho bé cấp cứu, vì viêm ruột thừa tiến triển nhanh và cần phẫu thuật ngay.
VẾT BẦM HAY PHÁT BAN:
Một vết phát ban nhỏ hoặc to, bầm tím, không mất đi khi bạn đè lên da, tự nhiên xuất hiện có thể là dấu hiệu của rối loạn về máu. Nếu vết phát ban không rõ viền, sưng, có thể là một phản ứng dị ứng. Nếu bé khó thở, kích động hay hôn mê, cần cấp cứu ngay lập tức.
MẶT SƯNG:
Lưỡi, môi hoặc mắt sưng, kèm theo nôn hay ngứa có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ). Nếu sưng tấy, khó thở và phát ban nặng, cần cấp cứu ngay. Nếu ít nghiêm trọng, bạn gọi đện cho bác sỹ nhờ tư vấn việc dùng thuốc kháng histamine để dập tắt triệu chứng.
NÔN SAU KHI TÉ NGÃ:
Bị té, rơi khi trẻ dưới 6 tháng hay có sự thay đổi rõ về thần kinh (mất ý thức), gây nôn với trẻ trên 6 tháng hay bị gãy xương, cần cấp cứu ngay.
NHỨC ĐẦU KÈM NÔN MỬA:
Khi bé bị đau đầu, có thể là dấu hiệu của chứng đau nửa đầu, không nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ bị đau đầu vào sáng sớm hay giữa đêm, kèm theo nôn, có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng ho7u, cần nhanh đưa đến bệnh viện.
MÔI TÍM TÁI:
Môi hay vùng quanh miệng đổi màu, xanh tím, nhợt nhạt, thở mệt nhọc (ngực và bụng hóp lại) hay thở hổn hển, có âm thanh huýt sáo khi thở là dấu hiệu của suy hô hấp. Nguyên nhân do nghẹt thở, phản ứng dị ứng, lên cơn suyễn, viêm phổi, ho gà, cần cấp cứu ngay.
SỐT:
Con bị sốt kéo dài có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm
- Sốt cao: là khi bé dưới 3 tháng tuổi, sốt trên 38 độ C. Bé từ 3 – 6 tháng sốt trên 38,3 độ C. Bé từ 6 tháng đến 2 tuổi sốt trên 39.4 độ C (khi cặp nhiệt cho bé ở nách).
- Sốt kéo dài: Trẻ đã uống thuốc hạ sốt mà vẫn không hạ nhiệt trong vòng 4 - 6 giờ. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng như viêm phổi.
- Sốt kèm nhức đầu: Nếu sốt kèm theo cứng cổ, đau đầu, phát ban đều cần cấp cứu ngay vì có thể là dấu hiệu của viêm màng não.
- Sốt kèm đau bụng: có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa, viêm nhiễm đường ruột, gan mật, tiết niệu…
CHẢY MÁU QUÁ NHIỀU:
Với vết cắt bị hở miệng hoặc không ngừng chảy máu dù bạn đã đè tay lên vài phút, cần chăm sóc y tế ngay (có thể khâu, dùng băng hay kẹp). Ngoài ra, nếu trẻ bị côn trùng có độc, rắn, chó... cắn, bạn phải đưa con đến bệnh viện để cấp cứu.
Theo báo Tiếp Thị Gia Đình, chuyên mục Sức Khỏe
-------------------------------------------------------------------------
FAMILY MEDICAL PRACTICE
Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 1800 6911
Email: hcmc@vietnammedicalpractice.com
www.vietnammedicalpractice.com
mailynguyentran- Cấp 0
- Bài gửi : 6
Điểm : 3647
Like : 0
Tham gia : 17/12/2014
Similar topics
» Hà Nội mở bán chung cư 69 Triều Khúc giá không chênh
» Các triệu chứng dị ứng không kiểm soát
» Các triệu chứng dị ứng không kiểm soát
» Chung Cư Mini Nam Từ Liêm Chỉ 640 Triệu Tại Sao Không???
» Tổng dự án chung cư 69 Triều Khúc Hà Nội mở bán giá không chênh
» Các triệu chứng dị ứng không kiểm soát
» Các triệu chứng dị ứng không kiểm soát
» Chung Cư Mini Nam Từ Liêm Chỉ 640 Triệu Tại Sao Không???
» Tổng dự án chung cư 69 Triều Khúc Hà Nội mở bán giá không chênh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết