Bí mật của những chiếc đèn đường "biết nói"
Trang 1 trong tổng số 1 trang • Share
Bí mật của những chiếc đèn đường "biết nói"
Hãy thử tưởng tượng, chiếc đèn đường có thể biết được bạn đang đi từ xa đến và bật sáng để soi đường. Hay bạn đang có một buổi tối hẹn hò, đèn có thể thay đổi màu sắc ánh sáng tạo ấn tượng bất ngờ với đối phương và giúp bạn bày tỏ được những "lời muốn nói". Thậm chí, những chiếc đèn không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ chiếu sáng, trang trí mà còn có thể truyền tín hiệu theo dõi hoạt động của người đi đường tới cơ quan chức trách.
Đèn thông minh tiết kiệm 80% năng lượng:
Hệ thống đèn đường cao áp có tên gọi Tvilight do nhà thiết kế Chintan Shah phát minh từ lúc còn là sinh viên trường Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan). Đèn đường chỉ sáng lên khi có sự xuất hiện của con người, xe đạp hay ô tô, còn những lúc khác, nó chỉ sáng mờ mờ. Nhà thiết kế Shah cũng phát triển công nghệ để đèn có thể phân biệt giữa con người và các loại động vật nhỏ hơn khác để tránh việc chiếu sáng không cần thiết. “Tôi đã rất băn khoăn rằng, tại sao mỗi công dân phải trả tiền thông qua việc đóng thuế cho những chiếc đèn chiếu sáng trên đường phố mà họ không sử dụng. Và giờ đây, chúng ta đã có giải pháp cho vấn đề này” - anh nói. Hệ thống sử dụng công nghệ cảm biến chuyển động, tự đông giảm cường độ ánh sáng của đèn đường khi không có người hoặc phương tiện giao thông qua lại, giúp tiết kiệm đến 20% năng lượng và giảm lượng khí thải CO2 nhờ các bộ cảm biến không dây tích hợp.
Đèn thông minh với hiệu ứng nghệ thuật:
Đèn đường chiếu sáng không đơn thuần chỉ là máy móc với một vòng phản hồi mà nó thể “giao tiếp” với con người. Chẳng hạn, một chiếc xe cứu thương hay xe cứu hỏa có thể “giao tiếp“ với các loại đèn để chúng nhấp nháy màu đỏ báo hiệu trước lúc họ lái xe qua. Những chiếc đèn có thể báo trước, giúp các phương tiện nhường đường cho xe cứu thương. Cụ thể, màu đèn sẽ thông báo cho mọi người biết có xe ưu tiên đang đến, và những phương tiện khác sẽ đủ thời gian tạt sang hai bên đường một cách nhanh chóng để nhường đường. Mở rộng hơn, con người có thể phát triển ứng dụng này qua việc viết phần mềm hỗ trợ cho đèn. Hãy hình dung, nếu bạn đưa bạn gái ra ngoài đi dạo, những ánh đèn tương tác sẽ tạo ra một hiệu ứng đặc biệt, giúp bạn thể hiện tâm trạng. Tùy thuộc vào từng dịp, đèn đường có thể nhấp nháy và thay đổi màu sắc để tạo ra bất kỳ thiết kế nào.
Đèn thông minh còn là "tai mắt" của cảnh sát:
Hệ thống này có khả năng sử dụng năng lượng, thời gian làm việc lâu dài và có những bảng quảng cáo điện tử đẹp mắt. Tuy nhiên, bên trong đó là một hệ thống theo dõi hoạt động của mọi người sau đó truyền tín hiệu về trung tâm. Với giá 3.000 USD/chiếc, loại đèn này hiện đã được sử dụng tại các thành phố Detroit, Chicago và Pittsburgh (Hoa Kỳ).
Một số bộ phận của hệ thống đèn đường thông minh này được chế tạo bởi công ty thiết bị ánh sáng Illuminating Concepts. Theo tiết lộ của đại diện công ty này, mỗi chiếc có một bộ vi xử lí riêng, được so sánh với điện thoại iPhone, có khả năng truyền thông tin không dây. Các cột đèn có thể chụp lại các hình ảnh và đếm số người hiển thị trên camera của nó cho cảnh sát. Ngoài ra nó còn có khả năng ghi lại các cuộc hội thoại của người qua đường cũng như phát ra các mệnh lệnh từ người điều khiển thông qua hệ thống loa gắn bên trong thân. Ron Harwood, Chủ tịch và sáng lập ra công ty Illuminating Concepts cho biết ông và các đồng sự của mình đã nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất ra loại cột đèn cao áp này sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9.
Đèn thông minh tiết kiệm 80% năng lượng:
Hệ thống đèn đường cao áp có tên gọi Tvilight do nhà thiết kế Chintan Shah phát minh từ lúc còn là sinh viên trường Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan). Đèn đường chỉ sáng lên khi có sự xuất hiện của con người, xe đạp hay ô tô, còn những lúc khác, nó chỉ sáng mờ mờ. Nhà thiết kế Shah cũng phát triển công nghệ để đèn có thể phân biệt giữa con người và các loại động vật nhỏ hơn khác để tránh việc chiếu sáng không cần thiết. “Tôi đã rất băn khoăn rằng, tại sao mỗi công dân phải trả tiền thông qua việc đóng thuế cho những chiếc đèn chiếu sáng trên đường phố mà họ không sử dụng. Và giờ đây, chúng ta đã có giải pháp cho vấn đề này” - anh nói. Hệ thống sử dụng công nghệ cảm biến chuyển động, tự đông giảm cường độ ánh sáng của đèn đường khi không có người hoặc phương tiện giao thông qua lại, giúp tiết kiệm đến 20% năng lượng và giảm lượng khí thải CO2 nhờ các bộ cảm biến không dây tích hợp.
Đèn thông minh với hiệu ứng nghệ thuật:
Đèn đường chiếu sáng không đơn thuần chỉ là máy móc với một vòng phản hồi mà nó thể “giao tiếp” với con người. Chẳng hạn, một chiếc xe cứu thương hay xe cứu hỏa có thể “giao tiếp“ với các loại đèn để chúng nhấp nháy màu đỏ báo hiệu trước lúc họ lái xe qua. Những chiếc đèn có thể báo trước, giúp các phương tiện nhường đường cho xe cứu thương. Cụ thể, màu đèn sẽ thông báo cho mọi người biết có xe ưu tiên đang đến, và những phương tiện khác sẽ đủ thời gian tạt sang hai bên đường một cách nhanh chóng để nhường đường. Mở rộng hơn, con người có thể phát triển ứng dụng này qua việc viết phần mềm hỗ trợ cho đèn. Hãy hình dung, nếu bạn đưa bạn gái ra ngoài đi dạo, những ánh đèn tương tác sẽ tạo ra một hiệu ứng đặc biệt, giúp bạn thể hiện tâm trạng. Tùy thuộc vào từng dịp, đèn đường có thể nhấp nháy và thay đổi màu sắc để tạo ra bất kỳ thiết kế nào.
Đèn thông minh còn là "tai mắt" của cảnh sát:
Hệ thống này có khả năng sử dụng năng lượng, thời gian làm việc lâu dài và có những bảng quảng cáo điện tử đẹp mắt. Tuy nhiên, bên trong đó là một hệ thống theo dõi hoạt động của mọi người sau đó truyền tín hiệu về trung tâm. Với giá 3.000 USD/chiếc, loại đèn này hiện đã được sử dụng tại các thành phố Detroit, Chicago và Pittsburgh (Hoa Kỳ).
Một số bộ phận của hệ thống đèn đường thông minh này được chế tạo bởi công ty thiết bị ánh sáng Illuminating Concepts. Theo tiết lộ của đại diện công ty này, mỗi chiếc có một bộ vi xử lí riêng, được so sánh với điện thoại iPhone, có khả năng truyền thông tin không dây. Các cột đèn có thể chụp lại các hình ảnh và đếm số người hiển thị trên camera của nó cho cảnh sát. Ngoài ra nó còn có khả năng ghi lại các cuộc hội thoại của người qua đường cũng như phát ra các mệnh lệnh từ người điều khiển thông qua hệ thống loa gắn bên trong thân. Ron Harwood, Chủ tịch và sáng lập ra công ty Illuminating Concepts cho biết ông và các đồng sự của mình đã nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất ra loại cột đèn cao áp này sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9.
Thông qua các hệ thống đèn đường thông minh này, các nhà quản lý có thể lựa chọn giải pháp chiếu sáng phù hợp nhằm tiết kiệm điện năng, phục vụ cho nhiều mục đích trong cuộc sống.
Similar topics
» Bạn có biết ưu điểm của những chiếc nhà bóng cho bé
» Cách dựng những chiếc lều tạm bạn nên biết!
» Bạn có biết chất liệu làm nên những chiếc bạt che tuyệt vời
» Những chiếc huy hiệu nhỏ xinh mang đậm dấu ấn của riêng bạn - Thiên đường huy hiệu
» Những thiên đường mua sắm không biết chán ở Mỹ
» Cách dựng những chiếc lều tạm bạn nên biết!
» Bạn có biết chất liệu làm nên những chiếc bạt che tuyệt vời
» Những chiếc huy hiệu nhỏ xinh mang đậm dấu ấn của riêng bạn - Thiên đường huy hiệu
» Những thiên đường mua sắm không biết chán ở Mỹ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết