Thám Tử Tư | Thám Tử Cần Thơ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Thám Tử Tư | Thám Tử Cần Thơ Empty Thám Tử Tư | Thám Tử Cần Thơ

Bài gửi by thamtucuongphong 10/12/2014, 22:52

Chuyện là mà gây xôn xao khắp Miền Tây và dĩ nhiên cũng đến tai của công ty Thám Tử Cần Thơ chúng tôi.Không bỏ cơ hội này chúng tôi muốn tìm hiểu thực hư thế nào nên cũng liền cử nhân viên Thám Tử Cần Thơ xác minh sự thật thế nào.Theo như nhữn lời kể lại của người dân thì công ty Thám Tử Cần Thơ chúng tôi được biết…
Từ Cần Thơ đi về hướng tỉnh An Giang chừng 60km thì đến vườn cò của ông Thuyền. “Gọi là vườn cò Bằng Lăng không phải vì trong vườn trồng cây bằng lăng, mà là vì người ta lấy tên địa danh nơi này ghép vào để gọi cho dễ nhớ, riết rồi thành danh luôn”
Thám Tử Tư | Thám Tử Cần Thơ Tham%20tu%20tu,tham%20tu%20can%20tho
Vườn Cò Cần Thơ
Khi các phóng viên Thám Tử Cần Thơ chúng tôi đến đây thì dườn như phải  chấp nhận “điếc tai” với “dàn nhạc giao hưởng” của vô số con cò, cồng cộc đậu đặc kín trên cây. Trong vườn không có bất kỳ cây ăn trái nào mà chỉ toàn tre, trúc, gáo... Cò và cồng cộc đậu kín trên ngọn cây. Còn dưới các tán cây là vô số tổ cò. Nơi thì cò đang ấp trứng, chỗ thì cò con nháo nhác đòi ăn. Vừa nhẹ nhàng mớm cá vào miệng một con cò non bị rơi khỏi tổ, ông Thuyền kể ông gắn bó với đàn cò này cũng là cơ duyên chứ chưa bao giờ nghĩ mình sẽ nuôi cò làm gì.
Ông kể với phóng viên Thám Tử Tư chúng tôi là từ năm 1977 ông bỏ tiền ra mua mảnh đất rộng 20.000m2 liền ranh với đất của gia đình rồi thuê nhân công đào kênh xung quanh khu đất để đắp đê ngăn lụt, bên trong trồng lúa. Khoảng năm 1982 bỗng nhiên hàng trăm con cò trắng rủ nhau bay về đậu trên cây, trên ruộng nhà ông. “Sợ cò đạp hư lúa, tôi nhờ thợ săn đến bắn cò làm thịt. Vì sợ nên chúng bỏ đi. Ai dè sáu tháng sau cò lại rủ nhau về đậu đặc kín ruộng. Tôi lại kêu thợ săn đến bắn. Cò bỏ đi, rồi sau đó quay lại với số lượng nhiều hơn hai lần trước. Lúc này tôi mới nghĩ rằng cò nhận thấy đây là đất lành nên chúng mới về ở. Tôi không kêu người ta bắn để đuổi nữa mà làm mấy tấm bảng “Cò nuôi, xin đừng bắt” xung quanh ruộng. Nhưng vì thấy cò nhiều nên người ta cũng rình bắn hoài nên tôi phải cất công canh giữ”. Đó là vào năm 1985.Chính điều này ông đã nảy sinh ý định nuôi Cò.
Kể từ lúc này ông Thuyền ngưng trồng lúa và trồng cây ăn trái cho cò đậu và có thêm thu nhập. Thế nhưng khi cây có trái thì cò kéo về đông nghịt làm chết cây, không hái được trái nào. Ông bỏ cây ăn trái chuyển sang trồng tre dày đặc trong vườn. Năm 1991 lũ tràn về, cây chết gần hết nhưng cò vẫn bám trụ lại chứ không bỏ đi. Ông Thuyền phải trồng tre lại cho cò có chỗ ở. Bây giờ trong vườn vẫn còn rất nhiều bụi tre khổng lồ trồng từ mấy chục năm trước. Thế nhưng điểm yếu của tre là nhánh rất yếu, cò lại làm tổ rất dối nên mỗi khi mưa to gió lớn là tổ bị hư, trứng và cò non rơi xuống đất chết la liệt. Thấy xót, ông Thuyền lại tìm các loại cây cổ thụ về trồng.
Chị Nguyễn Thị Lệ Hà  con gái đầu lòng của ông  kể khi thấy cha mình quyết định trồng cây trên 2 ha đất để nuôi cò, chòm xóm dị nghị dữ lắm. Chị và tám đứa em không có công ăn việc làm trong khi đất đai bỏ hoang để nuôi cò. Để có cái ăn mỗi ngày, chị Hà và đàn em phải chia nhau đi làm thuê kiếm sống, tứ tán khắp nơi. Ông Thuyền nghe thiên hạ rủa riết chịu không nổi đành trốn biệt trong vườn, lặng lẽ trồng cây, tìm hiểu về đặc điểm của cò để chăm sóc chúng. “Nhiều người khuyên tôi lấy trứng cò và cò non đem bán để bù đắp việc không trồng lúa được nhưng tôi không đồng ý. Làm vậy ác lắm. Cò thấy đây là chốn an toàn thì chúng mới tới ở. Nếu mình bắt con chúng, lấy trứng thì chúng sẽ biết và bỏ đi. Tôi chấp nhận bỏ đất, bỏ công nuôi cò thì không thể làm cho chúng sợ phải bỏ đi” - ông Thuyền tâm sự với thám tử tư chúng tôi trong sự hài lòng mà ông phải cố gắn mới có được.
Hiện nay đàn cò trong vườn ông Thuyền có khoảng 300.000 con, chủ yếu là cò trắng, cò ruồi cồng cộc. Mấy năm trước ông liên kết với Công ty Du lịch Cần Thơ đưa khách đến tham quan, được chia 8.000 đồng/khách. Thu nhập từ du lịch cũng đủ trang trải chi phí giữ đàn cò. Nhưng vài năm nay khách du lịch tham quan vườn còn ít dần nên hai bên ngừng hợp tác. Hiện tại ông Thuyền và những người con đều tập trung về vừa làm ruộng, vừa chăm sóc và tự khai thác du lịch vườn cò. Hôm chúng tôi đến có chừng 15 khách đến tham quan, chủ yếu là học sinh. “Thu nhập 300.000 đồng/ngày từ 2ha đất là quá ít, vì sao ông vẫn giữ vườn cò?” Chúng tôi hỏi. Ông Thuyền cười: “Tôi nuôi cò mấy chục năm nay, mến tay mến chân rồi, không thể bỏ được. Mà nếu đốn hết cây cũng chưa chắc cò bỏ đi đâu. Tôi vào vườn cò hằng ngày, chúng nó đã quen nên không bay đi. Còn người lạ đặt chân vào vườn thì cò bay náo loạn hết luôn”.Nhìn những con cò ông như có một niềm vui lớn trong cuộc đời.Nó giúp ông vui hơn và thanh thản nhẹ nhàng hơn và yêu cuộc sống thiên nhiên hơn nhiều!
Nhìn khuân mặt vui vẽ với nụ cười thân thiện của ông thì các phong viên Thám Tử Cần Thơ chúng tôi hiểu bầy cò là tài sản lớn nhất trong cuộc đời ông và đó là cơ nghiệp ông cố gắn đánh đổi mới có được …
 Thám Tử Cần Thơ chúng tôi tạm chia tay ông và cũng chúc cho ông ngày ngày nuôi được nhiều Cò hơn và thu hút được khách du lịch nhiều hơn nữa.!
avatar
thamtucuongphong
Cấp 5
Cấp 5

Bài gửi : 713
Điểm : 5721
Like : 1
Tham gia : 10/10/2014

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết