Những điều chưa biết về sâm ngọc linh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Những điều chưa biết về sâm ngọc linh Empty Những điều chưa biết về sâm ngọc linh

Bài gửi by digitech1 6/4/2016, 21:22

Sự Thật Thị Trường Sâm Ngọc Linh Hiện Nay
 
Nếu như chục năm trước việc tìm mua một vài ký sâm Ngọc Linh hết sức khó khăn bởi không có nguồn thì hiện nay, dù ở bất kỳ đâu, từ Lạng Sơn, Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh hay Tây Nguyên, Nam bộ đều dễ dàng mua được loại “thần dược” này. Vì sao nguồn sâm Ngọc Linh trong tự nhiên cạn kiệt, sâm trồng chưa có trên thị trường mà lại có sẵn đến như vậy?
Hàng giả thao túng thị trường
 
Một ngày đầu tháng 10/2013, do ảnh hưởng của cơn bão số 10, Tây nguyên mưa gió sụt sùi. Chúng tôi dừng xe vào một quán cơm ở thị trấn Đắk Tô, huyện Đắk Tô, Kon Tum để dò hỏi chủ quán nơi tìm mua sâm Ngọc Linh.
 
Thấy chiếc ôtô sang trọng biển số ngoại tỉnh, cô chủ quán cơm sốt sắng: “Các anh cẩn thận, kẻo mua phải sâm giả đấy. Ngay như em đây năm ngoái mua cho người anh ở sân bay Phù Cát, cũng mua phải sâm giả. Giờ em mua quen rồi, biết phân biệt sâm thiệt sâm giả, để em gọi điện thoại hỏi cho!”. Nói rồi chủ quán rút điện thoại ra gọi, nhưng đầu dây bên kia không liên lạc được. Gọi tiếp số khác, cô chủ nói chuyện xong đưa máy cho chúng tôi. Đầu dây bên kia một phụ nữ xưng tên Bình hỏi chúng tôi cần mua bao nhiêu, mua dùng hay biếu... Giá chủ quán đưa ra là 32 triệu đồng/kg loại 10 củ/kg. Chúng tôi đề nghị chị mang nhiều loại để xem, chị đồng ý song hẹn sẽ đến muộn vì đang bận ở huyện Ngọc Hồi. Người chồng cô chủ quán cơm không muốn chúng tôi phải chờ bà Bình, anh liền bảo: “Qua chỗ khác mua cũng được!”. Rồi anh kể ra nào là bà Nga, bà Duyên, bà Minh... được xem là những người bán sâm Ngọc Linh có uy tín ở đây. Anh mặc áo mưa chạy xe máy đi hỏi sâm giúp.
 
Những điều chưa biết về sâm ngọc linh Snl_t%E1%BB%B1_nhi%C3%AAn
Cây sâm giống
 
Chủ quán chạy đi chừng 20 phút rồi về dẫn chúng tôi đến một địa điểm bán sâm Ngọc Linh ngay giữa thị trấn Đắk Tô. Đây là căn nhà sang trọng hai tầng, có ôtô “xịn”, thể hiện sự phát đạt của gia chủ. Đưa chúng tôi ra nhà sau, chủ nhà bê một thùng cát-tông được dán băng keo kín, nguyên đai nguyên kiện như mới được gởi tới. Bên ngoài thùng có dòng chữ: Người nhận: Minh H., kèm theo số điện thoại. Thùng sâm Ngọc Linh được đổ ra đất, bà M. và người giúp việc nhặt nhạnh, phân loại từng nhóm. Củ sâm to dài hoặc sâm nhỏ được để riêng. Nhìn đống sâm củ dài, nhiều đốt, có củ rất to đẹp mắt. Nhiều củ còn nguyên cành, lá, hoa, quả. Chúng tôi hỏi giá, bà M. bảo loại một: củ lớn, chừng 5 - 7 củ/kg, giá 35 triệu đồng. Loại nhỏ hơn giá thấp hơn, rẻ nhất 22 triệu đồng/kg. Bà M. khuyên chúng tôi, nếu mua dùng nên mua loại nhỏ này, chỉ cần sâm nhiều đốt chứng tỏ già năm là tốt, không cần củ to.
 
Hỏi bà M. loại sâm này từ đâu đưa về, bà khẳng định đây là sâm trồng ở Quảng Nam. Làm thế nào để phân biệt sâm thật, sâm giả? Ông H. liền lấy một củ sâm cũng rất giống loại này từ trong tủ lạnh mang ra, nói rằng đấy là sâm giả. Họ bẻ củ sâm giả và chỉ rằng trong thân có nhiều mủ. Nhìn kỹ đống “sâm Ngọc Linh” mà bà M. đổ ra thì không thể biết đó là sâm Ngọc Linh chính hiệu hay không? Chỉ có điều những củ này da bóng láng, không sần sùi như sâm Ngọc Linh thật mà chúng tôi đang cầm mẫu đối chứng. Nếu bỏ củ sâm thật vào đống sâm giả sẽ dễ phân biệt được, còn chỉ nhìn mắt thường ai cũng cho rằng cả đống mấy chục ký kia là sâm Ngọc Linh.
 
Sâm Ngọc Linh giả được bà M. đổ ra sàn như đống khoai
 
Suốt thời gian qua, nhiều người vì có nhu cầu đối với loại dược liệu này phải lâm cảnh tiền mất tật mang. Chị Đinh Thị Nguyệt, ở Pleiku (Gia Lai) nhờ người mua hộ gần 1kg sâm Ngọc Linh để biếu người thân hết 18 triệu đồng. Nhưng khi gửi biếu cho người thân ở Hà Nội, họ ngay lập tức trả về với lời trách móc “Sao lại tặng sâm giả?”, khiến chị Nguyệt một phen muối mặt.
 
Năm 2012, chị Hoàng Thị Thanh Xuân (ở phường An Phú, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh) có chuyến công tác lên Kon Tum. Lái xe taxi đã đưa chị đi sâu vào một bản làng thuộc huyện Đắk Glei cách chân núi Ngọc Linh vài chục cây số. Đây là nơi duy nhất trên thế giới có loài sâm quý giá này sinh sống, nên gọi sâm Ngọc Linh là vậy. Chủ nhà là một người đàn ông người Xê Đăng, nói không rõ tiếng Kinh. Ông ta đưa ra một gùi nhỏ có chứa củ sâm. Ông nói tại thành phố Kon Tum, loại sâm này có giá trung bình 40 triệu đồng/kg là người mua đi bán lại, ở đây ông đi đào được chỉ bán 25 triệu đồng. Mừng vì mua hàng tận gốc, chắc chắn thật, chị lấy ngay 1 ký và còn thưởng cho người lái xe 500.000 đồng. Sau khi mang về nhà ngâm rượu, mấy tháng sau lấy uống thì rượu có vị chát đắng, cay xè, nóng rát. Vừa nuốt, cổ họng chồng chị bị ngứa không chịu nổi, trong ruột lại cồn cào khó chịu. Hoảng quá, chồng chị ngay trong đêm đến bác sĩ. Thì ra họ đã bị quả lừa, mua phải sâm Ngọc Linh giả là củ ráy rừng!
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2010 trong quá trình điều tra hai vụ trộm gần 1.600 gốc sâm Ngọc Linh của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Tô, Kon Tum, Công an tỉnh Kon Tum đã phát hiện một đường dây tiêu thụ sâm Ngọc Linh giả. Công an Kon Tum đã tạm giữ hành chính ông Nguyễn Đình Ký (trú thôn Măng Đen, xã Đắk Long, huyện Kon Plông, Kon Tum) khi ông ta đang tiêu thụ khoảng 2kg sâm Ngọc Linh giả với giá 4 triệu đồng/kg.
 
Những người mua bán sâm Ngọc Linh khắp các nơi đều cho rằng mình bán sâm Ngọc Linh thật. Nhưng theo một người sau khi từ giã việc mua bán sâm giả tiết lộ: Trên thị trường hiện nay 99,9% đều không phải sâm Ngọc Linh mà là Tam Thất Vũ Điệp! Đây là loại cây rất nhiều ở các tỉnh phía bắc và Vân Nam Trung Quốc, chỉ có giá khoảng 800.000 đồng/kg, ai muốn mua chỉ cần gọi điện, đặt hàng là người ta gởi cả tấn theo xe đò mang vào. Tam Thất cùng họ với sâm Ngọc Linh, về củ, hoa, lá và trong thành phần củ này cũng có một số hoạt chất giống sâm Ngọc Linh. Nhưng Tam Thất Vũ Điệp mỗi năm tăng trưởng từ 7 - 10 đốt, trong khi sâm Ngọc Linh chỉ tăng 1 đốt. Ở nơi xuất phát chẳng ai tin dùng nhưng khi đưa vào Tây nguyên, Tam Thất Vũ Điệp nghiễm nhiên trở thành sâm Ngọc Linh được bán đủ giá. Trước đây khi chưa được nhận diện, có người bán với giá 30 - 50 triệu đồng/kg, thậm chí cả trăm triệu đồng/kg.
 
Vườn sâm Ngọc Linh ươm giống lấy hạt để nhân rộng
 
Hiện nay, không một gia đình người đồng bào nào ở Kon Tum hay Quảng Nam có thể tìm được 1kg sâm Ngọc Linh tự nhiên. Giỏi lắm họ chỉ tìm được năm ba củ, vài lạng trong những lần xuyên rừng gặp may. Bên cạnh đó, sâm Ngọc Linh là loài mà chuột và nhiều loại thú gặm nhấm ở rừng rất nghiện, vì thế chúng sẽ không bỏ qua trước khi con người tìm thấy! Trong khi đó, trồng sâm Ngọc Linh để khai thác được cần từ 10 năm trở lên.
 
Lâu nay chúng ta quen gọi củ sâm, thực chất đó là thân cây sâm Ngọc Linh chứ không phải củ nằm dưới đất như củ nghệ, củ gừng... Khi hạt sâm Ngọc Linh rơi xuống đất mọc lên, có gốc nhưng bộ phận gốc này không lớn lên hàng năm thành củ mà như người tiêu dùng nhìn thấy mà phần gốc này nuôi thân cây phát triển. Mùa Xuân đâm chồi nảy lộc, cây sâm Ngọc Linh vươn cành nảy một đốt, ra lá ra hoa và đến mùa Đông cây rụi lá. Cái đốt do cành mọc ra năm trước nằm trên mặt đất, cứ lớn dần qua chục năm thành chục đốt. Chúng ta khai thác thân này để sử dụng, nghĩa là khai thác phần thân cây sâm tích luỹ qua các năm. Do thân sâm nằm trên mặt đất ở rừng rậm, cành khô lá mục nhiều, cùng với nước mưa đưa đất vùi lấp bồi lắng nên giống như thân sâm nằm dưới đất nên quen gọi củ sâm là vậy. Nhiều người bán sâm giả vùi củ dưới đất đỏ cho rằng mình mới đào lên là hoàn toàn lừa đảo.
Những điều chưa biết về sâm ngọc linh %E1%BA%A3nh_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_%C4%91i_r%E1%BB%ABng
Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Tuyết - Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Kon Tum khẳng định: “Rất khó để tìm được sâm Ngọc Linh thật bán trên thị trường. Do chính quyền không giao trách nhiệm quản lý loại cây này cho Sở Khoa học - Công nghệ nên bà không có chức năng kiểm tra, kiểm định chất lượng những thứ được cho là sâm Ngọc Linh thật hay giả đang bày bán khắp nơi. Hiện nay loại sâm Ngọc Linh do các cá nhân và doanh nghiệp trồng người ta sử dụng mùn đất phủ lên gốc sâm Ngọc Linh để bảo vệ phần thân, rễ nằm dưới đất. Vì thế một số củ sâm Ngọc Linh có gốc phình to, nhiều nhánh, nhiều rễ, rất khác với củ Tam Thất”.
 
Nỗ lực bảo tồn sâm Ngọc Linh
 
Từ năm 1995, khi cây sâm Ngọc Linh trong tự nhiên đứng trước nguy cơ cạn kiệt, các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam cùng Bộ Y tế đặt vấn đề trồng sâm để duy trì nguồn gien và phát triển thương mại. Lâm trường Đắk Tô (nay là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Tô) Kon Tum lãnh ấn tiên phong trồng sâm Ngọc Linh. Gần 20 năm trôi qua, doanh nghiệp này loay hoay với diện tích 8ha sâm. Song trên thực tế, mật độ đậm đặc và chất lượng của vườn sâm này có như kỳ vọng hay không là vấn đề cần bàn. Đầu tháng 10/2013, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum cho biết vườn ươm sâm giống ở xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông của Trung tâm giống sâm Ngọc Linh (thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Tô) đang xuất hiện bệnh thối củ sâm khiến hơn 8ha sâm Ngọc Linh của đơn vị này đứng trước nguy cơ bị dịch nghiêm trọng. Hiện Chi cục Bảo vệ thực vật Kon Tum đã tiến hành kiểm tra, lấy mẫu phẩm gửi giám định để xác định nguyên nhân bệnh; đồng thời hướng dẫn các biện pháp trước mắt xử lý tạm thời sâu hại trên cây sâm Ngọc Linh khiến nhiều người quan tâm hết sức lo lắng.
 
Thu hoạch sâm Ngọc Linh trồng chủ yếu để lấy hạt
Những điều chưa biết về sâm ngọc linh C%E1%BB%A7_s%C3%A2m_ng%E1%BB%8Dc_linh
Hiện nay, một số người dân tộc thiểu số ở Kon Tum và Quảng Nam đã trồng và có thu hoạch từ sâm Ngọc Linh. Thế nhưng đa số sâm này chỉ là những vườn manh mún, diện tích nhỏ, công tác bảo quản hết sức nghiêm ngặt nên sản phẩm không có nhiều. Do nhu cầu hạt sâm nhân giống rất lớn nên người trồng sâm ít khai thác củ, chỉ để thu hoạch hạt, nhân giống vì sâm cây con giá rất cao. Nước ta có nhiều nơi trồng thử nghiệm sâm Ngọc Linh như: Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa, Bình Định... nhưng kết quả chưa có tính thuyết phục. Do đặc trưng địa lý, hiện tại chỉ riêng vùng đất Quảng Nam và Kon Tum xung quanh dãy Ngọc Linh là phát triển được sâm Ngọc Linh. Đến nay cũng chỉ có Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum có vườn sâm lớn nhất nước với diện tích khoảng 150ha. Tuy nhiên lãnh đạo công ty này cho biết chỉ đang nhân giống, thu hái hạt, không thu hoạch củ.
 
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum mới có chủ trương đầu tư dự án “Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, canh tác, mở rộng sản xuất, xây dựng phát triển thương hiệu quốc gia sâm Ngọc Linh”; cơ quan quản lý dự án: Bộ Khoa học - Công nghệ; chủ đầu tư: Trung tâm Ươm tạo và hỗ trợ doanh nghiệp Khoa học & Công nghệ - Cục phát triển thị trường và Khoa học & Công nghệ. Dự án đặt mục tiêu từ nay đến năm 2023 sẽ phấn đấu trồng được từ 800 đến 1.000ha sâm Ngọc Linh, với tổng kinh phí đầu tư trên 567 tỷ đồng. Dự án sẽ đầu tư khoa học, công nghệ để xây dựng và hoàn thiện quy trình nhân giống, tạo ra số lượng cây giống lớn, dự kiến từ 4 - 5 triệu cây giống/năm; hoàn thiện quy trình công nghệ canh tác và mở rộng diện tích trồng sâm theo kế hoạch; hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến, xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm cây sâm Ngọc Linh; áp dụng các công nghệ mới trong thu hoạch, bảo quản, chiết xuất nhằm tạo được các sản phẩm có giá trị cao; xây dựng nhà máy chế biến với quy trình công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu; tìm giải pháp để xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm của cây sâm Ngọc Linh và được bảo hộ trên thế giới; bảo vệ cùng với việc chống hàng giả cho thương hiệu sâm Ngọc Linh.
 
Ông Trần Hoàn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum, cho biết: Sâm Ngọc Linh là loại dược phẩm có giá trị kinh tế, khoa học rất lớn, nhưng việc bảo vệ nó trước nạn sâm giả là vấn đề nan giải. Sâm Ngọc Linh rất cần được cơ quan chức năng quan tâm bảo vệ, vừa là bảo vệ người tiêu dùng, vừa bảo vệ thương hiệu quốc gia.
digitech1
digitech1
Cấp 2
Cấp 2

Bài gửi : 126
Điểm : 3524
Like : 0
Tham gia : 02/10/2015

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết