Hiểu về sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Hiểu về sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ Việt Nam Empty Hiểu về sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ Việt Nam

Bài gửi by sangdv291 4/11/2015, 22:33

Hiểu về sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ Việt Nam
Các tượng  Quan Âm Tọa Sơn đặc sắc như: ở chùa Đại Trà (Hải Phòng) thế kỷ XVI; chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh), chùa Tam Sơn (Bắc Ninh), chùa Đa Tốn (Hà Nội) vào thế kỷ XVII; chùa Cả, chùa Nhạ Phú, chùa Dương Liễu (Hà Tây) vào thế kỷ XIX. Một dạng rất đặc biệt là Quan Âm Tống Tử mà dân gian quen gọi là Quan Âm Thị Kính, ở chùa Tây Phương, chùa Mía và các chùa khác thuộc thế kỷ XVIII. Quan Âm Tống Tử hòa nhập với Quan Âm Thị Kính lại là một sáng tạo độc đáo nữa của văn hóa Phật giáo Việt. Câu chuyện Quan Âm Thị Kính liên quan mật thiết đến một ngôi chùa cổ ở miền Bắc nước ta, Pháp Vân tự (chùa Dâu, Bắc Ninh).
>>>>> Xem thông tin về sản phẩm  tuong than tai


Phật Bà chùa Dâu được xem là Phật Bà Quan Âm Thị Kính, “Xem trong cõi nước Nam ta/chùa Vân có Đức Phật Bà Quan Âm”. Hình ảnh Quan Âm Thị Kính bồng con trên tay, qua nhiều dị bản rất gần gũi và tương đồng với những câu chuyện về Quan Âm Đồng Tử và Quan Âm Tống Tử. Theo các nhà nghiên cứu, tượng Quan Âm tay ôm đồng tử lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử tín ngưỡng tượng hình tại Việt Nam vào thế kỷ thứ XVII và đã trở nên nổi tiếng vào thế kỷ thứ XVIII, hiện nay vẫn còn bảo lưu tại nhiều chùa.


>>>>> Xem hình ảnh về tuong go


Quan Âm còn xuất hiện trong bộ Di Đà Tam Tôn (A Di Đà, Quan Âm, Đại Thế Chí) như ở chùa Thầy, chùa Bắc Lãm (Hà Tây) vào thế kỷ XVII, chùa Tây Phương (Hà Tây), chùa Phúc Khánh (Hà Nội) vào thế kỷ XVIII, và phổ biến trong các chùa thế kỷ XIX. Đáng chú ý trong các loại tượng Quan Âm Bồ tát ở chùa Việt là Quan Âm Chuẩn Đề, có nghĩa là “Tịnh Khiết”. Chuẩn Đề vẫn được hiểu là một pháp ấn được thể hiện bằng hai bàn tay chắp vào nhau đưa lên trước ngực, 2 ngón tay giữa dựng thẳng (tạo thành mũi nhọn của vajra - kim cương), các ngón còn lại đan vào nhau và quặp xuống, 2 ngón cái hoặc chắp dính vào nhau hoặc đan chéo nhau và gập lại.


>>>>> Thông tin về sản phẩm dogomynghe

Trong động Hương Tích - chùa Hương còn lưu giữ nhiều pho tượng quý, lừng danh nhất là pho tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh tọa lạc chính giữa tòa Tam bảo, tượng do Võ quan Nguyễn Huy Nhật cho tạc vào thời Tây Sơn năm Cảnh Thịnh thứ hai (1793) để cúng dường. Tượng gắn liền với truyền thuyết về Quán Âm Diệu Thiện. Quán Âm bản hạnh chép: Phật Bà là con gái thứ ba của vua Trang Vương, nước Hưng Lâm. Lớn lên, hai cô chị của Chúa Ba lập gia đình, ngán nỗi toàn gặp phải những chàng phò mã ham chơi. Vua Trang Vương ép Chúa Ba lấy chồng, những mong kén được người tài cho nối ngôi. Chúa Ba không tuân lời, nhất định xin đi tu để cứu độ gia đình và chúng sanh thoát khỏi tai ách. Trang Vương nổi giận sai đốt chùa, sát hại Chúa Ba. Trời Phạm Thiên bèn sai thần núi Hương Tích hóa thành chúa sơn lâm nhảy xuống cứu nạn Chúa Ba. Thần hổ cõng Chúa Ba về núi Hương Sơn, để bà tu hành ở am Phật Tích, Chúa Ba đắc đạo hóa thành Phật Bà ngàn mắt ngàn tay. Nơi đâu chúng sanh mắc nạn, Quán Âm Diệu Thiện ở chùa Hương Tích cũng nhìn thấy, vươn tay ra để cứu độ…
sangdv291
sangdv291
Cấp 2
Cấp 2

Bài gửi : 68
Điểm : 3330
Like : 0
Tham gia : 22/10/2015

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết